Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 11 năm 2024,
Fintech thành kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ: Muốn cho vay nhưng sợ khó đòi nợ
T.L - 25/10/2024 14:39
 
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp khó khăn rất lớn trong tiếp cận tín dụng. Fintech… được coi là lối mở mới cho doanh nghiệp để giải bài toán vốn. Tuy vậy, nhiều fintech cho biết đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ.

Doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình vẫn khó tiếp cận vốn

Phát biểu tại Tọa đàm về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do Báo Nhân dân và Viện Chiến lược Phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức sáng nay (25/10), nhiều chuyên gia khẳng định, tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Các công ty tài chính công nghệ (fintech) có thể hóa giải nỗi lo này.

f
Chuyên gia phát biểu tại Tọa đàm về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

“Cản trở lớn nhất trong câu chuyện tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của tổ chức tài chính, tín dụng. Các ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao nên không mặn mà cho vay các đối tượng này. Trong khi đó, các fintech - một khi áp dụng được công nghệ để đánh giá rủi ro và thẩm định khách hàng sẵn sàng cho vay. Đây chính là giải pháp quan trọng để khai thông dòng vốn với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng (Đại học Đại Nam) nhận định.

Theo nghiên cứu của IDS, Việt Nam là một trong 25 quốc gia ưu tiên tập trung phát triển tài chính toàn diện. Tuy vậy, sau gần 5 năm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 (Chiến lược), việc tiếp cận vốn của nhóm cá nhân và doanh nghiệp yếu thế (doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) vẫn gặp nhiều khó khăn.

IDS cho rằng, để đẩy nhanh tài chính toàn diện, kinh nghiệm quốc tế là phải thực thi các chính sách chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính (fintech) để hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện. Việt Nam không chỉ đi sau các nước về mức độ tiếp cận tín dụng, mà còn có quy mô thị trường lớn (gần 100 triệu dân), vì vậy, nếu không có giải pháp đột phá sẽ khó tăng tốc về tài chính toàn diện.  

“Thông lệ tốt của thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể được cung cấp ở bất cứ nơi nào, kể cả không có sự hiện diện của ngân hàng. Nhờ đó, những rào cản đối với tài chính toàn diện như thu nhập, chi phí và khoảng cách địa lý gần như được xóa bỏ, giúp cho cả những người nghèo, người thu nhập thấp - những đối tượng trước đây chưa từng tiếp cận với dịch vụ tài chính có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thuận lợi hơn”, TS. Trần Văn, Viện trưởng IDS nhận định.   

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cũng khẳng định, tài chính số sẽ giúp tối ưu hoá các dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng yếu thế. Cùng với đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và các quỹ tín dụng để xây dựng những dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, hành lang pháp lý cũng phải đảm bảo minh bạch, giúp các tổ chức tài chính hoạt động thuận lợi và bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính.

Finhtech: Muốn cho vay nhưng vướng pháp lý, khó đòi nợ

Nhu cầu vay của nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ gia đình rất cao, đồng nghĩa với tiềm năng phát triển thị trường tài chính số là rất lớn. Các Fintech sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nhờ các lợi thế về công nghệ, dữ liệu, chi phí vận hành, cơ hội kinh doanh… được coi là động lực cho thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hiện nay.  

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, fintech là giải pháp trọng tâm, không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mà còn tăng tiện ích, nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp nhỏ. Tuy vậy, vướng mắc lớn nhất hiện nay là khung pháp lý còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, nhất

Ông Mai Danh Hiền, Tổng giám đốc EVN Finance cho hay, hiện nay, các quy định pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tuy vậy, trong số 26 công ty tài chính hiện nay, hầu như không công ty nào cho vay phân khúc doanh nghiệp, chủ yếu là cho vay tiêu dùng với cá nhân.

EVN Finance là một trong các công ty tài chính có nhiều sản phẩm hướng tới cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. Tuy vậy, ông Hiền cho hay, bản thân các công ty tài chính số hiện đang rất đau đầu với tình trạng “bùng nợ” cũng như tình trạng gian lận, giả mạo công ty tài chính để lừa đảo. Việc đòi nợ rất khó khăn do các công ty này thiếu nhân lực trong khi thị trường thiếu vắng các đơn vị trung gian đòi nợ.


Ông Nguyễn Thanh Hiển, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Finviet:
Sự ra đời của các fintech đã làm thay đổi cách tiếp cận dịch vụ tài chính, đặc biệt của doanh nghiệp nhỏ và hộ gai đình, cung cấp cho các đối tượng này dịch vụ tài chính với chi phí thấp. Các nền tảng tài chính số đã góp phần đẩy nhanh tài chính toàn diện.

Mặc dù tiềm năng rất lớn, song các fintech đang gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc pháp lý.

TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng nhìn nhận: “Các vấn đề rủi ro có thể được hóa giải nhờ sự hợp tác giữa tổ chức tài chính, tín dụng truyền thống và các đối tác fintech (không cạnh tranh, hợp tác lấp đầy khoảng trống thị trường… Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khung pháp lý, song điều này nằm trong tầm tay của cơ quan quản lý. Thay vì phải bỏ ra các nguồn lực hữu hình, Nhà nước có thể cùng hợp tác phát triển bằng nguồn lực vô hình là xây dựng khung pháp lý phù hợp cho sự phát triển của hoạt động ứng dụng công nghệ nói chung và fintech nói riêng”.

Được biết, nhiều quốc gia trong khu vực đã có nhiều chính sách biến fintech thành kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đơn cử, Ấn Độ phát triển mạng lưới đại lý ngân hàng với mục tiêu mở rộng dịch vụ tài chính tới khu vực nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ đại lý ngân hàng đã tăng 25% trong 5 năm gần đây.

Indonesia cũng bắt đầu cho phép mô hình đại lý ngân hàng hoạt động từ năm 2013, các ngân hàng thương mại bắt tay với các tổ chức phi ngân hàng để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Để hỗ trợ các fintech, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã tạo khung pháp lý thử nghiệm với nhiều giải pháp khác nhau dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Hoàn thiện phát triển hệ sinh thái fintech tại Việt Nam
Với tỷ lệ cao dân số trẻ hiểu biết về kỹ thuật số và sử dụng thành thạo các ứng dụng di động, Việt Nam là một trong những thị trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư