
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
-
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
Tập đoàn FPT vừa chính thức công bố, họ đã trở thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông NFS(I) - Network Facilities Service-Individual tại quốc gia này.
Giấy phép NFS(I) của FPT có thời hạn 15 năm và có hiệu lực từ ngày 06/07/2015.
Điểm quan trọng nhất của giấy phép NFS(I) là FPT sẽ được phép triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia tại Myanmar, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển dịch vụ internet tại đây.
![]() |
FPT trở thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông NFS |
Đồng thời, với giấy phép này, FPT có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cố định nội địa và quốc tế; xây dựng, triển khai, bảo trì, cho thuê hạ tầng viễn thông; và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền hạ tầng mạng như truyền hình qua Internet (IPTV), trò chơi trực tuyến (Game Online), báo điện tử (e-News), thương mại điện tử (e-Commerce), tên miền (Domain), lưu trữ website chuyên biệt (Hosting),....
Hiện tại, có 6 tập đoàn lớn trong nước của Myanmar đã được nhận giấy phép NFS(I). FPT là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép này.
“Năng lực và kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường các nước đang phát triển như Campuchia, Việt Nam; cùng với cam kết đầu tư nghiêm túc, lâu dài là các yếu tố chính đã giúp FPT thuyết phục được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar trong quyết định cấp phép này”, ông Dương Dũng Triều, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Toàn cầu hoá của FPT chia sẻ.
Việc nhận được giấy phép triển khai viễn thông tại Myanmar có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của FPT tại thị trường này, cũng như đối với chiến lược toàn cầu hóa của toàn tập đoàn.
Sau viễn thông, các thế mạnh khác về phần mềm, tích hợp hệ thống, giáo dục đào tạo, chính phủ điện tử,... của FPT cũng có cơ hội cạnh tranh tốt hơn khi rào cản trước đây về băng thông, chất lượng và chi phí thuê đường truyền Internet tại Myanmar được cải thiện đáng kể.
Hiện tại, FPT đã đầu tư và kinh doanh tại 19 thị trường nước ngoài, và đang từng bước thực hiện thành công chiến lược toàn cầu hóa.
5 tháng đầu năm nay, doanh thu toàn cầu hóa của FPT đạt 1.684 tỷ đồng (tương đương 78 triệu USD), tăng 54% so với cùng kỳ.
Dự kiến, sau khi nhận giấy phép, FPT sẽ triển khai các dịch vụ như kết nối hạ tầng các công ty, nhà máy từ những khu vực khác nhau; đồng thời chuẩn bị cho việc xây dựng hạ tầng viễn thông để sớm có thể khai thác tiềm năng lớn từ thị trường này.
Hiện Myanmar được xác định là một trong những thị trường trọng điểm trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT. Tháng 2/2013, Tập đoàn đã mở văn phòng đại diện tại Myanmar và đến tháng 7 cùng năm, công ty FPT Myanmar được thành lập nhằm tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh và phát triển tại quốc gia này.
Với dân số xấp xỉ 56 triệu người, tỷ lệ tiếp cận Internet ngày càng cao trong khi chất lượng đường truyền Internet hiện ở mức rất thấp, Myanmar được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong và ngoài nước.
FPT Myanmar hiện có 60 nhân viên, trong đó 35 nhân viên là người bản địa. Năm 2014, FPT Myanmar ghi nhận doanh thu đạt 13,5 triệu USD.
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort