
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Bị cho “ra rìa”
Theo giấy phép, FPT Telecom được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự trên phạm vi toàn quốc, trừ Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk.
![]() | ||
FPT Telecom phải mất ít nhất 3 năm để triển khai hệ thống cáp tới các hộ gia đình. (Änh: Ðức Thanh) |
Với việc “khoanh vùng” này, gần như FPT Telecom đã bị cho “ra rìa”, bởi phần lớn khách hàng của truyền hình trả tiền tập trung ở khu vực thành thị, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chỉ có một bộ phận nhỏ người dân có điều kiện sử dụng thiết bị số mặt đất hoặc IPTV, còn đa số vẫn sử dụng hệ analog miễn phí.
Ở thị trường nông thôn, nơi FPT Telecom được phép triển khai dịch vụ, nhà cung cấp này sẽ phải đối mặt với đối thủ đáng gờm là Viettel.
Viettel được cho là có ưu thế vượt trội so với FPT, khi sở hữu hệ thống cáp quang hơn 200.000 km, phủ trên 95% các xã của cả nước.
Nếu một doanh nghiệp đầu tư mới phải mất khoảng 10 năm và hàng chục ngàn tỷ đồng, thì Viettel sẽ cung cấp được dịch vụ chỉ trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, Viettel có sẵn nguồn nhân lực dồi dào với hơn 25.000 nhân viên, nhân viên kỹ thuật, cộng tác viên bán hàng phủ sóng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa.
Với chỉ 2.000 km trục cáp Nam - Bắc mà FPT và AVG xây dựng để làm truyền hình cáp, thì FPT Telecom còn rất nhiều việc phải làm. Theo các chuyên gia trong ngành, chỉ nguyên việc triển khai hệ thống cáp “áp sát” tới các hộ gia đình để cung cấp dịch vụ đã mất không dưới 3 năm và tốn rất nhiều vốn đầu tư.
Chưa hoạt động đã thấy lỗ
Một vấn đề mà FPT Telecom sẽ phải đối mặt khi tham chiến thị trường truyền hình trả tiền là đầu tư lớn và lỗ trong thời gian đầu.
Thực ra, việc thua lỗ của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền đã trở thành “chuyện thường ngày”. Ngoại trừ VTV với SCTV ở khu vực phía Nam và VCTV ở khu vực phía Bắc, vẫn đang “sống khỏe”, hầu hết các nhà đài còn lại đang lỗ chỏng gọng.
Cụ thể, VTC đang đặt mục tiêu thoát lỗ bằng kế hoạch tái cấu trúc trong giai đoạn 2012-2015 sau 10 năm hoạt động. AVG chỉ có vài chục ngàn thuê bao trong khi đã “đốt cả đống tiền” đầu tư hạ tầng. Hay Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC -một đơn vị thành viên của VTC) vừa phải bán lại 51% cổ phần cho VCTV để lấy tiền trang trải nợ nần.
Một “đại gia” đình đám trong “làng” truyền hình trả tiền là K+, vốn được “hà hơi, tiếp tức” bằng những đồng euro màu mỡ, sau 3 năm nhảy vào thị trường Việt Nam, cũng đang đối mặt với khoản lỗ ngàn tỷ.
Ngoài những khó khăn trên, để cạnh tranh với các nhà đài khác, FPT Telecom còn phải giải nhiều bài toán về phát triển mạng lưới dịch vụ, hạ tầng, các chiến lược cạnh tranh về giá, xây dựng các chương trình nội dung hấp dẫn, đặc trưng…
Tuy nhiên, việc FPT Telecom và trước đó là Viettel được cấp phép “tham chiến” thị trường truyền hình cáp sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ ở một lĩnh vực mà VTV đang chiếm phần lớn thị phần.
Hiện VTV nắm trong tay hơn 70% thị phần của dịch vụ truyền hình cáp và liên tục thông báo tăng cước thuê bao, trong bối cảnh dịch vụ của nhà cung cấp này bị nhiều khách hàng kêu ca về chất lượng.
Hữu Tuấn

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower