Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
FrieslandCampina Việt Nam chung sức ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh không lây nhiễm
Ngọc Lan - 26/11/2017 20:44
 
Bệnh không lây nhiễm không có khả năng lây truyền nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài, thường là các bệnh mạn tính.
ạt động nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng và vận động tại các trường học do FrieslandCampina phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ
Hoạt động nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng và vận động tại các trường học do FrieslandCampina phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ thực hiện

Nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm được xác định có liên quan đến các yếu tố hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, lười vận động... Lối sống trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư...Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến tháng 6/2017, có khoảng 40 triệu người trên toàn cầu tử vong bởi các bệnh không lây nhiễm, và 80% trường hợp xảy ra tại các nước nghèo và đang phát triển, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Y Tế, hàng năm Việt Nam có 400.000 người chết vì bệnh không lây nhiễm, chiếm 70% các trường hợp tử vong. Bệnh không lây nhiễm đang trở thành mối lo ngày càng lớn của toàn xã hội và sự cấp thiết của việc trang bị kiến thức về phòng chống bệnh không lây nhiễm, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, hoạt động thể chất cho cộng đồng, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhỏ. Mặc dù so với các nước có tỷ lệ trẻ em béo phì cao, con số trẻ béo phì tại Việt Nam vẫn chưa ở mức báo động. Tuy nhiên, số lượng trẻ béo phì đang tăng một cách đáng lo ngại không chỉ ở khu vực thành thị và cả ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Thực tế cho thấy, thời gian hoạt động thể lực hàng ngày của trẻ em tuổi học đường cũng như sinh viên rất thấp và đạt không tới 50% so với mức được khuyến nghị. Vì vậy nhóm đối tượng này hiện đang mắc thừa cân béo phì, các bệnh lý của xương khớp, rối loạn chuyển hóa có xu hướng trẻ hóa, gia tăng nhanh. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc tăng cường hoạt động thể chất thì nguy cơ tiềm ẩn các bệnh không lây nhiễm ở lứa tuổi này khi trưởng thành là rất cao.

Hình thành thói quen vận động nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khi trẻ trưởng thành
Hình thành thói quen vận động nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khi trẻ trưởng thành

Cùng chung ý thức phòng chống nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, FrieslandCampina Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trong 3 năm thực hiện dự án truyền thông “Giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam”.

Dự án đang triển khai các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động, hạn chế sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, cải thiện nhận thức và thói quen về dinh dưỡng và vận động hàng ngày của phụ huynh học sinh, từ đó cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực và trí lực cho học sinh.

Ngoài ra, FrieslandCampina Việt Nam cũng đã kết hợp với Hiệp hội Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (Jr. NBA) mang đến chương trình bóng rổ và lối sống vận động cho trẻ em trong suốt 4 năm qua. Thông qua chương trình bóng rổ, trẻ em trên cả nước làm quen với một lối sống năng động, khỏe mạnh và đủ dưỡng chất thông qua việc vui chơi, vận động thể thao và dinh dưỡng hợp lý. Và đây cũng là nền tảng hình thành thói quen vận động nhằm giảm thiểu nguy cơ hình thành các bệnh không lây nhiễm khi trẻ trưởng thành.

Thiếu vận động, trẻ dễ "mắc bệnh"
Theo BS. CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, để tăng cường sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư