-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến 31/20/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong số này, về đăng ký mới, có 2.743 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD, tương ứng tăng 1,4% và giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, về điều chỉnh vốn, có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 6%, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ.
Còn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, 10 tháng, có 2.669 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD, tương ứng giảm 10,4% và giảm 29% so với cùng kỳ.
Dự án tăng vốn đầu tư thêm 1,07 tỷ USD của Amkor đã giúp vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh duy trì "phong độ". |
Nhìn vào những con số trên, có thể thấy, dù vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tích cực, nhưng đang có dấu hiệu tăng chậm lại. 10 tháng, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam chỉ còn tăng 1,9%, giảm 9,7 điểm phần trăm so với mức tăng của 9 tháng.
Đặc biệt, vốn đầu tư mới đã giảm 2,5% sau một thời gian tăng khá mạnh. Số dự án đăng ký mới cũng chỉ còn tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Và nguyên nhân được Cục Đầu tư nước ngoài chỉ ra là do các dự án đầu tư mới trong tháng 10/2024 có quy mô nhỏ, chỉ có số ít dự án có vốn đầu tư từ trên 100 triệu USD đến hơn 300 triệu USD. Trong khi đó, tháng 10/2023 có 3 dự án có vốn đầu tư lớn từ trên 500 triệu USD đến 1,5 tỷ USD.
Vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần cũng đang tiếp tục xu hướng giảm. Ngược lại, vốn đầu tư điều chỉnh trong 10 tháng vẫn đang duy trì mức tăng mạnh (41,7%). Đây chính là một điểm tích cực liên quan đến bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam kể từ đầu năm tới năm.
Một điểm tích cực khác, đó là vốn giải ngân vẫn duy trì phong độ. Con số được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, 10 tháng, có khoảng 19,58 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng là một xu hướng tích cực, đó là nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng… được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 10 tháng.
Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn đầu tư tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như Bắc Ninh, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 79,9% số dự án mới và 70,9% số vốn đầu tư của cả nước trong 10 tháng.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 10 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Xét về đối tác đầu tư, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,61 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông…
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam