-
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án
Nhiều doanh nghiệp gỗ dán cứng của Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ. |
Sau nhiều lần trì hoãn, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành Phán quyết cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam. Nguồn tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết.
Theo phán quyết này, DOC giữ nguyên kết luận trong phán quyết sơ bộ cho 5 kịch bản sản xuất thuộc phạm vi sản phẩm điều tra.
Tuy nhiên, DOC đã xem xét lại 3 kịch bản sản xuất lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cụ thể, ván mặt trước và sau, có các thành phần lõi đã lắp ráp (ví dụ: các tấm ván lõi) sản xuất tại Trung Quốc và lắp ráp tại Việt Nam.
Các tấm ván lõi đã lắp ráp hoàn chỉnh được sản xuất tại Trung Quốc sau đó kết hợp lớp với lớp ván mặt trước và/ hoặc mặt sau được sản xuất ở Việt Nam hoặc một nước thứ ba.
Tấm lõi dán nhiều lớp được sản xuất tại Trung Quốc được kết hợp ở Việt Nam để sản xuất các tấm ván lõi và được kết hợp với tấm mặt trước và/ hoặc mặt sau sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, hoặc một quốc gia thứ ba.
Hai kịch bản sản xuất bị DOC được cho là lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp bao gồm: Tấm mặt trước, sau và các tấm lõi riêng biệt được sản xuất ở Trung Quốc và được lắp ráp thành gỗ dán cứng tại Việt Nam.
Và những tấm lõi riêng lẻ được sản xuất tại Trung Quốc và chế biến thành một tấm lõi ở Việt Nam và được kết hợp với một tấm mặt trước và/hoặc sau được sản xuất ở Việt Nam và quốc gia thứ ba khác.
Về danh sách các công ty đã áp dụng dữ liệu thực tế bất lợi (AFA), DOC cũng đưa 2 doanh nghiệp ra khỏi danh sách 22 doanh nghiệp thất bại trong trả lời bảng hỏi đó là Công ty CP An An Plywood và Công ty CP Greatwood Hưng Yên.
Bốn doanh nghiệp được xác định là hợp tác trong phán quyết sơ bộ đã bị liệt vào danh sách các công ty đã từ chối và không xác minh trong phán quyết cuối cùng gồm: Cam Lam Joint Stock Company; TL Trung Viet Company Limited; VVAT Company Limited; Zhongjia Wood Company Limited.
DOC cũng công bố danh sách 24 doanh nghiệp không hợp tác trong phán quyết cuối cùng và 13 doanh nghiệp thất bại trọng trả lời bảng hỏi trong phán quyết cuối cùng.
DOC sẽ áp mức thuế dựa vào thông tin bất lợi sẵn có (AFA) cho 37 doanh nghiệp. Mức đặt cọc nêu trong phán quyết sơ bộ là 183,36% cho thuế chống bán phá giá (AD) và 22,98% cho thuế chống trợ cấp (CVD).
Các doanh nghiệp này đồng thời không được hưởng cơ chế tự xác nhận.
-
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi