-
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm
Ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê). |
Sau khi chấm dứt giãn cách xã hội, sản xuất, kinh doanh tháng 5 và tháng 6 dần phục hồi. Theo ông, với đà này, các tháng còn lại của năm 2020, hoạt động của kinh tế liệu đã trở lại bình thường?
Dù kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong 6 tháng cuối năm có một số điểm sáng.
Cụ thể, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, có 80,6% số doanh nghiệp nhận định sản xuất, kinh doanh quý III/2020 tốt lên và giữ ổn định. Trong khi đó, theo kết quả điều tra lần trước, chỉ có 59,2% doanh nghiệp có thái độ lạc quan đó. Điều này cho thấy dấu hiệu chuyển biến tích cực khi doanh nghiệp đã có niềm tin hơn trong 3 tháng tới.
Trong lĩnh vực xây dựng, một số công trình trọng điểm đang đẩy nhanh tiến độ thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2020 như Xây lắp hầm lò Công ty than Quang Hanh; Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình; Trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng; Đường nối cao tốc Cầu Giẽ, Ninh Bình; Nhà máy Xi măng Lam Sơn dây chuyền 3; Công trình điện mặt trời Ea Súp…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, để tái đàn lợn sau khi đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi và kiềm chế lạm phát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển ngành chăn nuôi lợn - ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Như vậy, “điểm sáng” còn rất ít, thưa ông?
Ngoại trừ vận tải hành khách bằng hàng không và du lịch (do chưa mở cửa thị trường với khách quốc tế), thì với việc kiểm soát tốt Covid-19 và duy trì tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ trong 6 tháng đầu năm, một số ngành kinh tế được dự báo có thể khôi phục năng lực sản xuất về trạng thái bình thường và có tốc tộ tăng trưởng tốt như nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; y tế; thông tin, truyền thông; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh chưa thể kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, thương mại quốc tế vẫn tắc nghẽn, thì khó khăn về dòng tiền là thách thức đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 4,0-4,1%. Theo ông, liệu tăng trưởng GDP của Việt Nam có đạt được như vậy?
Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 bị bao phủ bởi gam màu u ám.
Theo các tổ chức quốc tế và định chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều chục năm trở lại đây. Thậm chí, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 5,2%, tức là rơi vào cuộc đại khủng hoảng kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ năm 1930.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2020 thấp kỷ lục, thấp hơn rất nhiều so với kịch bản xấu nhất được đưa ra trước đó, nhưng do Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh từ giữa tháng 4, nên đến nay mọi hoạt động của nền kinh tế dần phục hồi và ngày càng tốt lên. Vì vậy, tôi cho rằng, tốc độ tăng trưởng quý III và quý IV sẽ theo “quy luật” quý sau cao hơn quý trước và cao hơn nhiều so với quý II, nên nhiều khả năng, dự báo của ADB về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ thành hiện thực.
Nhưng các định chế tài chính khác không có cái nhìn tích cực như vậy. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam chỉ có 2,7%. Còn WB đưa ra dự báo lạc quan hơn, nhưng cũng cho rằng, năm nay, Việt Nam chỉ tăng trưởng 2,8%?
Các định chế tài chính dự báo nền kinh tế thế giới năm nay rất bi quan. Theo WB, kinh tế thế giới năm 2020 rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1930 khi giảm tới 5,2%, trong đó tăng trưởng của Hoa Kỳ âm 6,1%; khu vực đồng euro âm 9,1%; Nhật Bản âm 6,1%; Malaysia âm 3,1%; Thái Lan âm 5%; Philippines 1,9%; Trung Quốc gần rơi vào tình trạng suy thoái với tăng trưởng chỉ đạt 1%, mức thấp nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
Trong khi đó, WB vẫn dự báo Việt Nam tăng trưởng 2,8%, tương đương với dự báo của IMF là 2,7%. Có thể nói, các định chế tài chính quốc tế đều đưa ra những nhận định rất tích cực và lạc quan, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại sau khi dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội (kể từ ngày 23/4/2020).
Mỗi định chế tài chính đứng trên các góc độ khác nhau, nên có cái nhìn khác nhau, đưa ra nhận định, dự báo khác nhau, thậm chí khác xa nhau, cũng là điều bình thường. Các dự báo, nhận định này chỉ mang tính chất tham khảo để Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hoạch định, tham mưu, tư vấn chính sách cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra dự báo và các kịch bản phù hợp và sát với tình hình kinh tế - xã hội.
Vậy ông nghiêng về dự báo của tổ chức nào hơn?
Dựa trên tình hình thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng là tăng 4,4-5,2% và 3,6-4,4%. Từ 2 kịch bản này, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay là khoảng 4,5% và nếu tình hình thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường quốc tế phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng 5,4%. Vì vậy, theo tôi, dự báo của ADB là tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 4,1% và nhiều khả năng sẽ cao hơn, sát thực tế hơn.
Còn để đạt được tốc độ tăng trưởng 4,1%, thì ngoài những điều tôi đã nói ở trên, còn ít nhất 3 động lực nữa là đầu tư công trong 6 tháng đầu năm mới giải ngân được 1/3 nguồn vốn; dư nợ tín dụng mới tăng 2,45%, trong khi mục tiêu là tăng 12-14%; khi chấm dứt giãn cách xã hội, khu vực dịch vụ (đóng góp trên 40% GDP), đặc biệt là lĩnh vực du lịch nội địa sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III.
-
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 35.500 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh
-
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3