
-
Chính phủ ban hành Nghị định sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
-
Vàng quốc tế tiến sát mức cao nhất 7 tháng, vàng miếng SJC tiệm cận 74 triệu đồng/lượng
-
Không giãn tiếp quy định về nhà đầu tư chứng khoán cá nhân chuyên nghiệp
-
Diễn đàn M&A 2023: Cơ hội vẫn luôn ở đó và các nhà đầu tư thì chặt chẽ hơn
-
Các quỹ đầu tư tư nhân sẽ chuyển động tích cực hơn -
Bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống
Theo đó, Gemadept dự kiến chào bán tối đa hơn 100,45 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 90:30 (cổ đông sở hữu 90 cổ phiếu được mua thêm 30 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 20.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ của Gemadept sau khi chào bán thành công dự kiến sẽ tăng từ 3.013,8 tỷ đồng lên hơn 4.018,3 tỷ đồng.
Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2022, Công ty sẽ công bố thời gian phát hành cụ thể sau khi được UBCKNN chấp thuận và không vượt quá thời gian cho phép theo quy định của pháp luật.
Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến là hơn 2.009 tỷ đồng, Gemadept sẽ dùng toàn bộ số tiền thu được để phục vụ hoạt động của Công ty. Trong đó, Công ty sẽ dùng 800 tỷ đồng để tăng vốn góp vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ nhằm thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và góp vốn vào các dự án cảng thủy nội địa; 1.000 tỷ đồng để tăng vốn góp vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2; và 209 tỷ đồng, Gemadept sẽ đầu tư mua sắm tài sản cố định để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
Quý I/2022, lợi nhuận Gemadept đạt 350,24 tỷ đồng, hoàn thành 29,2% kế hoạch
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Gemadept ghi nhận doanh thu đạt 879,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 319,16 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 28% và 85,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 37,7% lên 40%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 36% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 93,22 tỷ đồng lên 352,2 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 17,4%, tương ứng tăng thêm 4,79 tỷ đồng lên 32,29 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 408,7%, tương ứng tăng thêm 100,83 tỷ đồng lên 125,5 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,3%, tương ứng tăng thêm 10,27 tỷ đồng lên 110,39 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, bên cạnh biên lợi nhuận gộp cải thiện giúp lợi nhuận gộp tăng, trong quý đầu năm công ty còn ghi nhận lãi công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh.
Trong năm 2022, Gemadept đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 3.850 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20% và 48,9% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 350,24 tỷ đồng, công ty hoàn thành 29,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong quý I/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 208 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 146,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 148,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 81,4 tỷ đồng.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Gemadept tăng 2,3% so với đầu năm lên 10.973,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 3.197,9 tỷ đồng, chiếm 29,1% tổng tài sản; tài sản tài chính dài hạn đạt 2.944,2 tỷ đồng, chiếm 26,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 1.730 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản và các tài sản khác.
Năm 2022, Gemadept đẩy mạnh triển khai 3 dự án
Xét về kế hoạch đầu tư, năm 2022, Gemadept sẽ triển khai ba dự án lớn. Trong đó, dự án Cảng Nam Đình Vũ – Giai đoạn 2 (Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, công suất 500.000 TEU/năm, dự án đã khởi công tháng 12/2021 và dự kiến bắt đầu khai thác quý I/2023. Tính tới hết quý I/2022 đã đạt hơn khoảng 25% tổng khối lượng công việc của dự án.
Tiếp tục đầu tư dự án Cảng nước sâu Gemalink – giai đoạn 2 (Bà Rịa Vũng Tàu) với quy mô 39 ha, tổng vốn đầu tư 190 triệu USD, công suất 900.000 đến 1,5 triệu TEU/năm, đang hoàn tất các thủ tục để có thể khởi công sớm nhất dự kiến quý III/2022 và khai thác quý I/2025.
Khi giai đoạn 2 của Nam Đình Vũ và Gemalink cùng đi vào hoạt động, năng lực khai thác cảng của GMD sẽ được nâng lên gấp đôi – là mức tăng ấn tượng trong thời gian tới.
Ngoài ra, phát triển các dự án mới, hệ thống Trung tâm Logistics và ICD phía Nam với quy mô khoảng 10ha với vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/6, cổ phiếu GMD tăng trần 3.400 đồng lên 53.000 đồng/cổ phiếu.
-
Chính phủ ban hành Nghị định sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
-
Vàng quốc tế tiến sát mức cao nhất 7 tháng, vàng miếng SJC tiệm cận 74 triệu đồng/lượng
-
Không giãn tiếp quy định về nhà đầu tư chứng khoán cá nhân chuyên nghiệp
-
Diễn đàn M&A 2023: Cơ hội vẫn luôn ở đó và các nhà đầu tư thì chặt chẽ hơn
-
Dân số Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu tăng là cơ hội tuyệt vời cho các quỹ đầu tư -
Các quỹ đầu tư tư nhân sẽ chuyển động tích cực hơn -
Bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống -
Làm sạch dữ liệu nhà đầu tư, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán -
Góc nhìn TTCK tuần 27/11-1/12: Cảnh giác với biến động bất ngờ ở phiên ATC -
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Sân chơi của các định chế tài chính -
Lại thêm một cú đảo chiều bất ngờ phiên ATC
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh
-
CEO Nghiêm Thị Huệ - Xây dựng thương hiệu bằng chữ “Tâm” vươn Tầm quốc tế
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi