-
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga
Cụ thể, theo Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2013 vừa được Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội, so với con số mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 (20/10/2013) có thêm chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch (kế hoạch 30% GDP, báo cáo Quốc hội 29,1% GDP, thực hiện đạt 30,4% GDP).
Kỳ họp thứ bảy, Khóa XIII chính thức khai mạc vào sáng 20/5 |
Như vậy, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu đặt ra, năm 2013 có 10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng GDP, tạo việc làm và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt xấp xỉ kế hoạch; chỉ có chỉ tiêu bội chi và giảm nghèo không đạt kế hoạch.
“Năm 2013, cơ bản chặn được đà suy giảm kinh tế đã xuất hiện từ năm 2010; lạm phát giữ ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (giảm mạnh từ mức tăng 11,18% trong năm 2011 xuống còn 6,81% vào năm 2012 và 6,04% vào năm 2013); thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thương mại thặng dư năm thứ 2 liên tiếp; sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tình hình phát triển doanh nghiệp có dấu hiệu tốt lên khi số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng trở lại so với năm 2012”, ông Phúc khái quát.
Kết quả đạt được kể trên, theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là “đáng ghi nhận” khi đặt trong bối cảnh một số nền kinh tế đang phát triển giảm sút tốc độ tăng trưởng. Còn ở trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, sức ép lạm phát lớn, nợ xấu gia tăng, nhiệm vụ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế mới chỉ bắt đầu triển khai…
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, khách quan, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắng thừa nhận, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa thực sự vững chắc; thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán phát triển chưa bền vững, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn; bội chi ngân sách có xu hướng tăng trở lại trong bối cảnh thu ngân sách gặp nhiều bất lợi; tăng trưởng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài…
Đặc biệt, việc xử lý “cục máu đông của nền kinh tế” - nợ xấu - chưa thực sự triệt để mà vẫn chỉ chủ yếu chuyển nợ xấu từ hệ thống ngân hàng sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), chưa có giải pháp xử lý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tốc độ tăng dư nợ tín dụng trong năm 2013 chỉ đạt 0,95%).
Hàng loạt khó khăn, hạn chế, yếu kém của năm 2013 được chuyển sang năm 2014 khiến việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2014, theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chứa đựng nhiều rủi ro.
“Kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn tồn tại những yếu tố gây lạm phát cao trở lại. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với tốc độ huy động vốn của các tín dụng. Việc xử lý nợ xấu vẫn còn chậm so với yêu cầu”, ông Phúc khái quát “sức khoẻ” của nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2014.
Báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2014 vừa được Chính phủ trình Quốc hội cũng khẳng định, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các ngành, sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiếp cận tín dụng khó khăn, sức mua giảm, tiêu thụ sản phẩm chậm. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn ở mức cao…
Mặc dù vậy, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn tin rằng, trong thời gian tới, với đà phục hồi tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực; giá cả hàng hoá trong nước tiếp tục ổn định do các biện pháp kiềm chế lạm phát đang phát huy tác dụng.
“Mặt bằng lãi suất đang ổn định, có xu hướng giảm dần cùng những tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất, kinh doanh và kích thích tăng đầu tư. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp) tiếp tục ổn định và có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và có những chuyển biến trong thời gian tới. Khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của cả nước. Hoạt động xuất khẩu sẽ vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định.
Mạnh Bôn
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga -
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và công du 3 nước châu Âu -
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Bình -
Đề nghị chấn chỉnh, khắc phục tình trạng chậm quyết định giá đất tại các địa phương
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam