
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư
Giả danh nhân viên cấp nước nhắc nợ khách hàng để lừa đảo
Đối tượng giả danh nhân viên cấp nước gọi nhắc khách hàng thanh toán rồi yêu cầu gọi video call để nhận diện gương mặt, từ đó dùng công nghệ AI làm giả video với hình ảnh và giọng nói để lừa đảo.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều người dân TP.Thủ Đức- TP.HCM vừa nhận được thông tin cảnh báo đề cao cảnh giác, bởi có nhiều người đã bị các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên cấp nước gọi đến nhắc và yêu cầu thanh toán nếu không sẽ bị cắt nước.
Liên quan hình thức lừa đảo mới này, một lãnh đạo Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức cũng đã thông tin tới tận chính quyền các phường để truyền tải tới người dân cảnh giác.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo chọn thời điểm tới kỳ thanh toán tiền nước, giả danh nhân viên thu tiền nước, gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho người dân yêu cầu thanh toán tiền nước. Sau đó chúng hướng dẫn khách hàng nhấp vào link hoặc gọi video call để nhận diện gương mặt. Theo một chuyên gia an ninh mạng, nếu nhấp vào link có mã độc, điện thoại máy tính người dân sẽ bị xâm nhập và bị đánh cắp dữ liệu. Nếu video call để nhận diện gương mặt, các đối tượng sẽ dùng công nghệ AI làm giả video với hình ảnh và giọng nói của người đó rồi nhắn tin mượn tiền những người dùng trong danh sách bạn bè Facebook của nạn nhân, đồng thời thực hiện cuộc gọi video mạo danh, phát video giả mạo để tăng độ tin cậy nhằm lừa đảo thành công hơn.
Nguy hiểm hơn,các đối tượng có thể dùng khuôn mặt để mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử với đứng tên nạn nhân.
![]() |
Các đối tượng sẽ dùng công nghệ AI làm giả video với hình ảnh và giọng nói của nạn nhân để lừa đảo |
Lãnh đạo Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết, hiện tại công ty chỉ có các hình thức gửi cho khách hàng các hình thức: qua gửi qua SMS thì là tin nhắn nhắc nợ nhưng không kèm link, đầu brandname là CN_THUDUC.
Nếu gửi qua Zalo (tên Zalo là Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức) thì các tin nhắn đều không kèm link, chỉ cho thực hiện nút gọi về tổng đài.
Hình thức lừa đảo online yêu cầu khách hàng thanh toán tiền nước đã chìm đi nhiều năm nay, sau lần xuất hiện năm 2023 tại tỉnh Sóc Trăng (giả mạo nhân viên Công ty cổ phần cấp nước Sóc Trăng gọi điện thoại yêu cầu đóng tiền nước vào tài khoản do họ cung cấp), nay đã xuất hiện ở TP. Thủ Đức-TP.HCM với biến tướng tinh vi hơn.

Cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo khi đặt các dịch vụ du Xuân
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), đầu năm là khoảng thời gian cao điểm người dân phát sinh nhu cầu đi du Xuân. Đây là cơ hội...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt -
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc