-
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng" -
Nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ USD -
Phát hiện tiền giả phải báo công an; ngân hàng đối mặt với nợ xấu bất động sản -
Tỷ giá sẽ giảm dần trong năm 2025 -
Ngân hàng tìm cách “đẩy” tín dụng ngay từ đầu năm
Kết thúc tuần đầu tiên của tháng 12/2024, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đóng cửa ở mức 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra). So với mức giá 83,3 triệu đồng/lượng mua vào và 85,8 triệu đồng/lượng bán ra vào ngày 1/12, giá vàng đã giảm 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều. Giá vàng miếng SJC tại các hãng vàng khác cũng tương tự, cá biệt Vàng Mi Hồng chấp nhận thu mua với giá 84 triệu đồng/lượng.
Trong tuần, giá vàng ghi nhận giai đoạn sụt giảm mạnh giữa tuần. Ngày 6/12, giá mua vào chạm mức thấp nhất 82,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra giảm xuống 84,8 triệu đồng/lượng, đánh dấu mức đáy kể từ ngày 19/11. Tuy nhiên, sau giai đoạn giảm sâu, thị trường vàng đã có sự hồi phục nhẹ vào cuối tuần. Biên độ chênh lệch giá mua - bán duy trì ổn định ở khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá vàng nhẫn cũng có một tuần giảm nhưng mức giảm ít hơn (khoảng 200.000 đồng mỗi lượng). Dù giá bán ra thấp hơn, đa phần hãng vàng vẫn tiếp tục chấp nhận thu mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn đóng cửa tuần qua ở mức 82,98 - 84,08 triệu đồng/lượng chiều. Giá thu mua vàng thương hiệu Vàng rồng Thăng Long cao hơn tới 280.000 đồng/lượng so với vàng miếng.
Diễn biến giá vàng tại Bảo tín Minh Châu. Nguồn: BTMC |
Giá vàng quốc tế trong tuần qua nhìn chung khá giằng co, sau khi rơi xuống mức thấp nhất 2.615 USD/ounce đã hồi phục nhẹ. Hiện giá vàng giao ngay giao dịch tại 2.633 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York cũng nhích lên đáng kể ở các phiên cuối của tuần, lên 2.655 USD/ounce.
Báo cáo từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy nhu cầu vàng vật chất tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới - đã giảm sút. Thêm vào đó, các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) vàng được hỗ trợ bằng vàng vật chất trên toàn cầu đã ghi nhận dòng vốn rút ra trong tháng 11, sau sáu tháng liên tiếp hút vốn. Những yếu tố này đã gây áp lực giảm lên giá vàng trong tuần qua.
Diễn biến giá vàng từ đầu năm 2024. |
Cùng đó, theo các chuyên gia, thị trường vàng vẫn trong trạng thái nhạy cảm trước các biến động kinh tế và tài chính toàn cầu. Xu hướng giảm giá đầu tuần được lý giải bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi theo dõi diễn biến lạm phát tại Mỹ cũng như các chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn. Dữ liệu gần đây cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có dư địa để cắt giảm lãi suất. Mặc dù nền kinh tế Mỹ tạo thêm 237.000 việc làm trong tháng 11, vượt mức kỳ vọng 200.000 việc làm, dữ liệu việc làm tháng 10 sau sửa đổi là 236.000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng nhẹ lên 4,2%.
Điều này khiến các nhà giao dịch tin rằng Fed vẫn có thể cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng này. Theo ông Alex Ebkarian, Giám đốc điều hành tại Allegiance Gold, dữ liệu nằm ở mức trung hòa, số liệu việc làm trong khu vực tư nhân lại thấp hơn dự báo, giảm gần 9.000 việc làm. Do đó, ông cho rằng các dữ liệu đang củng cố khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tới đây.
Hai tuần nữa, ngày 19/12, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) của Fed sẽ công bố quyết định lãi suất sau buổi họp cuối cùng trong năm, cũng là buổi họp cuối cùng dưới nhiệm kỳ Tổng thống Biden. Hiện tại, thị trường định giá 87% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 12, tăng từ mức 71% hôm trước và 66,5% cách đây một tuần.
Còn ngay tuần tới, giới đầu tư tập trung vào động thái của các ngân hàng trung ương lớn cùng các báo cáo lạm phát của Mỹ, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI). Đây đều là dữ liệu có ảnh hưởng đến định hướng lãi suất của Fed. Tại Mỹ, số liệu lạm phát công bố được dự báo tăng lên mức 2,7%, cao nhất trong 4 tháng. Ở châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) tuần tới có khả năng cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Đức và Anh công bố loạt số liệu sản xuất và thương mại.
Với khả năng trên, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể ghi nhận lần cắt giảm thứ tư trong năm nay. Chủ tịch ECB Christine Lagarde gần đây nhấn mạnh cách tiếp cận thận trọng, ưu tiên các đợt cắt giảm đều đặn để hỗ trợ phục hồi kinh tế đồng thời theo dõi các rủi ro. Đồng euro khép lại tuần đầu tháng 12 quanh mức gần 1,06 USD đổi 1 EUR. Cặp tỷ giá này không có biến động quá lớn trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Pháp cũng như tâm lý chờ đợi các quyết định từ ECB. Tổng thống Macron cam kết bổ nhiệm một thủ tướng mới để đảm bảo thông qua ngân sách năm 2025 tại quốc hội, trấn an thị trường sau lo ngại về nguy cơ bất ổn sâu hơn. Chỉ số US Dollar Index (DXY) tuần qua có nhịp giảm nhưng cũng đã hồi phục về sát 106 điểm.
-
Phát hiện tiền giả phải báo công an; ngân hàng đối mặt với nợ xấu bất động sản -
Tỷ giá sẽ giảm dần trong năm 2025 -
Ngân hàng tìm cách “đẩy” tín dụng ngay từ đầu năm -
Agribank tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 -
Tín dụng bất động sản sẽ tăng mạnh năm 2025, một phần để đảo nợ trái phiếu -
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại Lào -
MSB bổ nhiệm nhân sự cấp cao, tham vọng "lột xác" Công ty tài chính tiêu dùng TNEX Finance
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?