-
Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao -
“Thời hạn chót” cho dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM - Quảng Trị -
Bình Thuận: Chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né hơn 12.000 tỷ đồng -
Quảng Ngãi: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc dự án giao thông 694 tỷ đồng -
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở -
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh, Hải Phòng
Kinh tế còn khó khăn
Dù các chỉ số kinh tế vĩ mô của hai tháng đầu năm là khá tích cực, song ở một góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho rằng, vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý.
Dễ thấy nhất, đó là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày trong cộng đồng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại Hà Nội. Bên cạnh đó, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài trong tháng cũng đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi ở các tỉnh phía Bắc.
Đây là những yếu tố được Tổng cục Thống kê cho rằng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Chưa kể, việc giá thức ăn chăn nuôi, giá phân bón và nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao, đặc biệt giá xăng, giá dầu liên tục tăng đã gây áp lực đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế.
Trên thực tế, mặc dù sản xuất công nghiệp cũng vẫn đang trên đà tăng trưởng (tăng 5,4% so với cùng kỳ), song điều đáng lo là, chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2022 của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.
Chẳng hạn, TP.HCM chỉ tăng 2,1%; Long An tăng 1,1%; Bắc Ninh tăng 0,1%. Trong khi đó, Tiền Giang giảm 0,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2,6%; Hà Tĩnh giảm 11,5%.
Hơn nữa, theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kết quả hoạt động của các ngành thương mại và dịch vụ trong hai tháng đầu năm 2022 tiếp tục giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm 2021, dù đây là thời điểm có hai kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Ngoại trừ bán lẻ hàng hóa tăng 3,1% thì doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống vẫn giảm 1,8%; doanh thu dịch vụ lữ hành giảm 10,9%; các dịch vụ khác giảm 5,9%. Điều này cho thấy sức mua của nền kinh tế vẫn chưa hồi phục.
Thêm vào đó, cán cân thương mại hàng hóa trong hai tháng đầu năm 2022 nhập siêu 937 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,6 tỷ USD. Trong bối cảnh này, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng giảm hoặc tăng thấp.
Chẳng hạn, điện thoại và linh kiện giảm 15,1%; rau quả giảm 12,3%; chè giảm 10,8%; hạt điều giảm 2,4%...
Một điều đáng lưu ý nữa là, trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động (42.600 doanh nghiệp) thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (44.9000 doanh nghiệp).
“Điều này cho thấy một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tình hình sản xuất - kinh doanh chưa thể phục hồi như trước, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Giải pháp nào để phục hồi kinh tế?
Để kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong các tháng tiếp theo của năm 2022, Tổng cục Thống kê đã đề xuất 6 giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Trước tiên và rất quan trọng, đó là tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là yếu tố nền tảng để đảm bảo cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Thứ hai, là đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất các ngành công nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, cần theo dõi sát diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới và trong nước; có các giải pháp bảo đảm cung cầu xăng, dầu trong nước và hạn chế mức tăng giá. Bên cạnh đó, có phương án, giải pháp cung cấp, cân đối hàng hóa thiết yếu trên thị trường trong điều kiện các nguồn cung truyền thống có thể bị suy giảm. Phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới...
Thứ ba, là triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và ổn định, phát triển thị trường lao động; kết nối cung cầu, điều tiết thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho các địa phương công nghiệp trọng điểm.
Hiện tại, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng F0, F1 phải cách ly nhiều nên các chuyên gia lo ngại rằng, tình trạng thiếu nhân lực có thể xảy ra.
Thứ tư, là hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh, nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ.
Thứ năm, là triển khai sớm lộ trình mở cửa trở lại hoạt động du lịch, bảo đảm tính tổng thể, liên thông, thống nhất, nhất quán với hoạt động giao thông - vận tải trong mọi loại hình và an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả; phấn đấu mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc.
Và thứ sáu, là có các giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.
Theo đó, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, Tổng cục Thống kê cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
-
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở -
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh, Hải Phòng -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 4: Định lượng rõ mục tiêu cho mũi đột phá hạ tầng -
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng -
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng -
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Khách đi tuyến Metro số 1 sẽ có cơ hội nhận code giảm giá của Grab
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
- TTC AgriS liên tục được vinh danh top doanh nghiệp hoạt động quản trị công ty tốt nhất
- Chăm sóc sức khoẻ dễ dàng với FWD Bảo hiểm sức khoẻ trực tuyến
- Công bố Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam trong các ngành kinh tế trọng điểm
- Heineken Việt Nam cùng hành trình Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn