
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động đã khiến nhiều Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng này không chỉ gây ra những khó khăn về dòng tiền, cạnh tranh giữa các lĩnh vực mà rất nhiều thương hiệu đã phải ngừng hoạt động trong năm nay. Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trung bình mỗi tháng có khoảng 19.250 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản. Các tập đoàn và công ty lớn hiện đang “đứng im” - không có lợi nhuận, chọn cách co hẹp sản xuất, giảm nhân sự để cầm cự, tình hình kinh doanh ở mức duy trì. Các chuyên gia khẳng định rằng suy thoái sẽ còn kéo dài và xảy ra ở các mức độ khác nhau.
Cùng với đó tình trạng lạm phát vẫn đang dai dẳng ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế trong nước. Theo dự báo từ nay đến cuối năm, nền kinh tế vẫn còn tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Trước tình hình kinh tế đầy khó khăn hiện nay, sức mua của người tiêu dùng đang giảm, Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp thích ứng linh hoạt mới, thay đổi những chiến lược và cách thức hoạt động cũ trong bộ máy tổ chức nhằm tái cơ cấu lại bộ máy kinh doanh một cách toàn diện. Điều này nhằm nâng cao năng suất, hiệu suất kinh doanh, tìm cách phát triển và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ đã khiến nhiều thương hiệu áp dụng quy trình số hoá vào hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy quá trình vận hành và bán sản phẩm. Đặt vào tình hình kinh tế hiện nay, các Doanh nghiệp càng phải áp dụng số hoá, “chuyển mình” theo công nghệ để tồn tại và không tụt lại so với thị trường..
Tái cơ cấu Doanh nghiệp - Cơ hội để tồn tại trong suy thoái kinh tế
Sau nhiều “cú bồi” từ đại dịch đến đứt gãy chuỗi cung ứng, những lần tăng nóng về nhân sự, Doanh nghiệp cần phải tăng khả năng thích ứng, ứng biến linh hoạt để giải quyết tình trạng trên. Vì vậy vấn đề tái cơ cấu lại bộ máy của Doanh nghiệp đang là cấp thiết và đáng lưu tâm nhất hiện nay, và chuyển đổi số chính là giải pháp tốt nhất bởi số hoá đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và "chất" của doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, muốn tái cơ cấu Doanh nghiệp cần ưu tiên tổ chức, sắp xếp lại quy trình hoạt động căn cứ vào cấu trúc cũ, đồng thời phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả, sắp đặt một quy trình chuẩn hóa để Doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt khi cần thiết…
![]() |
Giám đốc công nghệ của 1C Việt Nam phát biểu tại sự kiện vận hành giải pháp Văn phòng số cho tập đoàn Sơn Hà. |
Trong thời kỳ kinh tế vĩ mô nhiều thách thức, hội thảo “Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” sẽ giải quyết những khó khăn của Doanh nghiệp về vấn đề tái cơ cấu trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện tại. Hội thảo được tổ chức bởi Công ty 1C Việt Nam sẽ đưa ra giải pháp “văn phòng số” - sự kết hợp giữa việc “quản trị tài liệu” và “quản lý quy trình làm việc” - hai điều quan trọng nhất trong quản trị Doanh nghiệp, giúp công ty có một quy trình hoàn thiện, hoạt động, điều phối trơn tru.
Giải pháp này giúp doanh nghiệp chuyển mình từ văn phòng truyền thống thành văn phòng 4.0, mở ra một không gian làm việc “ảo” khuyến khích sự hợp tác giữa mọi bộ phận và cá nhân trong công ty. Với đủ các tính năng từ quản lý, lưu trữ, quản lý giao việc, quản lý dự án, xử lý và chia sẻ thông tin, văn phòng số sẽ nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu thời gian và chi phí so với các hoạt động văn phòng truyền thống.
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn áp dụng văn phòng điện tử có thể đáp ứng được các yêu cầu về quy trình làm việc phức hợp, đa điều kiện liên kết giữa các phòng ban, quy trình nghiệp vụ được tự động chuẩn hóa theo trình tự rõ ràng… giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
![]() |
Sự kiện “Hệ sinh thái Chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất” từng được tổ chức bởi công ty 1C Việt Nam |
Hội thảo “Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” sẽ đưa ra những giải pháp từ các khách mời là chuyên gia về tư vấn và chuyển đổi số của các doanh nghiệp lớn như EY Parthenon; FPT Digital; những chuyên gia nghiên cứu và phát triển giải pháp Văn phòng số toàn cầu.Tại đây khách mời sẽ được nghe những câu chuyện, kinh nghiệm chuyển đổi số thành công đồng thời mang lại những góc nhìn, thông tin tích cực cho doanh nghiệp.
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang