Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 24 tháng 12 năm 2024,
Giám đốc sáng tạo của The Circle - người "tiếp lửa" cho những thương hiệu lớn tại Việt Nam
N.L - 29/03/2024 16:41
 
Là người đồng sáng lập The Circle, Giám đốc sáng tạo Lennart Cornelius Schaberg chia sẻ tầm nhìn được hoạch định dựa trên những giá trị bền vững, năng lực sáng tạo và kinh nghiệm quốc tế trong mỗi chiến lược xây dựng thương hiệu.
TIN LIÊN QUAN

Thưa ông, điều gì làm nên thương hiệu The Circle trên thị trường khi được nhiều nhãn hàng tin tưởng lựa chọn để đồng hành, bao gồm Vinamilk, Nestle hay KIDO?

Bên cạnh ưu thế về năng lực sáng tạo và kinh nghiệm quốc tế, tôi nhận thấy sự trung thực và chân thành là yếu tố cốt lõi để xây dựng mối quan hệ thành công với khách hàng.

Luôn đặt mình với vai trò là khách hàng để thấu hiểu và đồng cảm nhằm có thể hỗ trợ họ tốt nhất. Chính vì vậy, chúng tôi đã được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hợp tác lâu dài trong nhiều năm qua. Đó thực sự là niềm tự hào và vinh hạnh của chúng tôi.

Nhà đồng sáng lập The Circle, Giám đốc sáng tạo Lennart Cornelius Schaberg

Việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển tạo nên thành công của một thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu giúp kết nối sản phẩm và dịch vụ với khách hàng thông qua sự trải nghiệm của khách hàng. Sản phẩm tung ra thị trường nhằm mục đích tiêu thụ, còn thương hiệu sẽ mang đến những cảm xúc, mong muốn và ước mơ.

Xây dựng thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm trở nên dễ hiểu và được khách hàng yêu thích giúp nâng thương hiệu lên vị thế của một người bạn hoặc một cố vấn đáng tin cậy.

Khi đó, thương hiệu sẽ trở thành một phần cuộc sống của khách hàng và khách hàng trở nên trung thành và gắn bó với thương hiệu chứ không phải sản phẩm. Xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu và giúp thương hiệu phát triển bền vững.

một giám đốc sáng tạo người nước ngoài, điều gì giúp ông hiểu rõ và nắm bắt được những giá trị và thị hiếu của thương hiệu Việt Nam?

Hơn 10 năm sống và làm việc tại Việt Nam, tôi có nhiều trải nghiệm về văn hoá, con người và cuộc sống tại đây. Điều này rất hữu ích giúp tôi thấu hiểu hơn về thị trường và khách hàng.

Bên cạnh đó, phần lớn cuộc sống dù ở đâu cũng sẽ có những nguyên tắc chung, chẳng hạn như tình yêu bao la của người mẹ dành cho con mình, hành trình tìm kiếm sự độc lập của tuổi teen, những suy nghĩ vô tư và trí tưởng tượng vô biên của một đứa trẻ — những trải nghiệm này cũng khá tương đồng bất kể màu da hay nền văn hóa khác nhau. Thiết kế tốt phải kết nối được cảm xúc của con người, thông qua hình ảnh và thông điệp ý nghĩa, và rồi truyền tải cảm xúc đó đến khách hàng một cách hiệu quả.

Với ông, có khó để có thể truyền đạt những ý tưởng “quốc tế hoá” trong sự kết nối cùng những ý tưởng truyền thống của người Việt Nam?

Trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu, việc kết hợp những ý tưởng quốc tế và truyền thống của Việt Nam trong mỗi dự án là một thách thức thú vị. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự đa dạng văn hóa này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội tạo nên một nguồn cảm hứng vô tận cho công việc của tôi.

 

Để có thể truyền đạt những ý tưởng quốc tế hoá và tích hợp được với những giá trị truyền thống của Việt Nam, tôi thường tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, và cả cách mọi người hiểu và đánh giá các yếu tố này.

Tôi luôn cố gắng tạo ra những ý tưởng sáng tạo và độc đáo, nhưng đồng thời đảm bảo rằng chúng phản ánh và gợi nhớ đến nền văn hóa và giá trị của cộng đồng địa phương. Điều này giúp tạo ra những thương hiệu có sức mạnh kết nối và ảnh hưởng đến cả quốc tế và địa phương.


Theo ông, thị trường Việt Nam có khác biệt quá lớn so với thế giới, cụ thể là nước Đức quê hương của ông? 

Thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ khác với thị trường Đức, nơi tôi sinh ra và lớn lên, nhưng các nguyên tắc cơ bản vẫn có một số điểm tương đồng. Tôi không xem đây là vấn đề lợi thế hay bất lợi. Tuy nhiên, nếu buộc phải xác định một lợi thế, tôi sẽ nhấn mạnh rằng thị trường ở Việt Nam còn tương đối non trẻ so với Đức, nơi một số thương hiệu đã có bề dày lịch sử khá dài. Hoạt động trong thị trường non trẻ hơn giúp việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn và tỷ lệ chấp nhận thử nghiệm thương hiệu mới của người dân cao hơn.

Bên cạnh đó, một số khách hàng chưa có chiến lược thương hiệu rõ ràng, đôi lúc họ muốn hình ảnh thương hiệu mình giống thương hiệu này, thương hiệu kia, tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ có định vị và cá tính riêng, điều này đôi lúc làm cho việc phát triển các ý tưởng thiết kế mất khá nhiều thời gian để tư vấn và trao đổi với khách hàng. 

Kế hoạch phát triển của The Circle trong năm 2024 và xa hơn sẽ là gì?

Chúng tôi cam kết không ngừng nâng cao chất lượng sáng tạo và dịch vụ của mình nhằm đáp ứng xu hướng thay đổi của thị trường, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, và duy trì vị thế dẫn đầu trong các công ty tư vấn và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cân nhắc chiến lược phát triển mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác thời gian đến.

Ngoài ra, chúng tôi cũng phấn đấu cho sự bền vững bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và bù đắp lượng khí thải carbon. Mọi công ty nên ưu tiên tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình; không nên cố đạt được lợi nhuận bằng mọi giá mà hãy chú ý bảo vệ hành tinh cho thế hệ mai sau.

Tìm hiểu thêm về The Circle tại: https://circle-branding.vn/

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư