-
Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi -
TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3 -
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 -
Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh -
Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
Agribank đã giảm khoảng 5.800 tỷ đồng lãi vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng |
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, tác động rất lớn đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất của người dân, doanh nghiệp. Trong năm 2020 và 7 tháng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành và triển khai quyết liệt, đồng bộ hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế, trong đó trọng tâm là Thông tư 01 và sau đó là Thông tư 03 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Phát huy vai trò tiên phong, Agribank đã tích cực vào cuộc, chỉ đạo các Chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai kịp thời và hiệu quả các giải pháp hỗ trợ theo Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước. Đến tháng 7/2021, có khoảng 186.700 tỷ đồng dư nợ tại Agribank bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 20.025 khách hàng với dư nợ hơn 52.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 1.484 khách hàng với dư nợ hơn 11.460 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực hơn nữa để chia sẻ, khắc phục khó khăn của người dân, doanh nghiệp, vừa qua, Agribank lần thứ 5 liên tiếp giảm lãi suất cho vay. Đây được coi là giải pháp khá “mạnh tay” của Ngân hàng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Nhưng cũng không quá nếu nói, đây là “cú hích” để người dân, doanh nghiệp khắc phục phần nào khó khăn trong lúc này.
Xét về ảnh hưởng, việc giảm lãi suất vào dự nợ hiện hữu có tác động trực tiếp đến quyền lợi và giảm đáng kể gánh nặng cho khách hàng. Còn xét về tính hiệu quả, với việc giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đối với dư nợ tại thời điểm 15/7/2021, có khoảng 3,1 triệu khách hàng với hơn 1 triệu tỷ đồng dư nợ được Agribank điều chỉnh giảm lãi suất, tương đương số lãi giảm hơn 4.600 tỷ đồng. Không những vậy, đối với khách hàng phát sinh dư nợ từ nay đến cuối năm, Agribank sẽ tiếp tục thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay, với số tiền lãi giảm dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đối với khoản nợ bị quá hạn của khách hàng ở địa phương áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ, khách hàng là F0, F1, F2 phải thực hiện cách ly tập trung hoặc có thông báo cách ly của chính quyền địa phương, Agribank sẽ cân đối chỉ áp dụng thu lãi trong thời gian quá hạn bằng mức lãi suất cho vay trong hạn để hỗ trợ khách hàng.
Cùng với các đợt giảm lãi suất liên tiếp, trước tác động kéo dài của dịch bệnh, Agribank cũng liên tục “tung” ra các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 300.000 tỷ đồng và 300 triệu USD dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng lớn, tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị… Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, doanh số giải ngân của các chương trình đã bước đầu đạt những kết quả tích cực.
Đáng chú ý và có tác động trực tiếp là gói tín dụng với tổng quy mô 200.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lãi suất giảm đến 2,5%/năm so với cho vay thông thường. Doanh số giải ngân gói tín dụng này đến nay đạt trên 102.000 tỷ đồng với khoảng 9.000 khách hàng được tiếp cận vốn vay ưu đãi. Số tiền mà Agribank đã giảm lãi cho khách hàng là khoảng 600 tỷ đồng. Như vậy, tính đến nay, Agribank đã giảm khoảng 5.800 tỷ đồng lãi vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Từ nay đến cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng trong cuộc chiến chống dịch bệnh, Agribank tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm nỗ lực chia sẻ khó khăn cùng người dân, doanh nghiệp, sớm khôi phục và ổn định sản xuất, kinh doanh, thông qua triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ một cách kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo thực chất. Agribank dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 7000 tỷ đồng lợi nhuận để triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng.
-
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 -
Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh -
Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi -
Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức -
Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang -
Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam