
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Dân soi mọi hoạt động
Ông Nguyễn Trung Trực, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) - địa điểm đặt Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng như Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân - cho hay, sự cố tro bụi hồi tháng 4/2015 với những cơn gió lốc đã đưa lượng xỉ tương đối lớn phát tán trong không khí, gây bức xúc với nhiều người dân là do chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi đưa Nhà máy vào vận hành.
“Chính phủ và các bộ, ngành sau đó đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và các giải pháp để khâu vận hành, chuyển xỉ từ Nhà máy không gây ô nhiễm môi trường. Hiện không có xỉ bay như trước đây, việc quản lý bãi xỉ chặt chẽ”, ông Trực nói và cho biết thêm, trước khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đi vào hoạt động, tỉnh đã cử một số cán bộ tham quan nhiều nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc. Tuy nhiên, do vị trí địa lý khiến khu vực Tuy Phong có gió lớn và quẩn, cộng thêm địa phương chưa có kinh nghiệm quản lý, ứng phó với những dự án quy mô quá lớn, nên việc xử lý còn gặp lúng túng.
![]() |
. |
Cũng từ sự cố bão bụi trên, các tổ chức đoàn thể tại địa phương đã vào cuộc, thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của Nhà máy. Đáng chú ý là, người dân trong khu vực cũng chủ động tham gia giám sát “nhất cử nhất động” các hoạt động liên quan đến môi trường của Nhà máy với tần suất 24/24 giờ.
“Lo lắng thì vẫn còn, nhưng bức xúc thì không. Người dân trong khu vực thấy chính quyền, các đoàn thể giám sát từng giờ, từng ngày, nên cũng đặt lòng tin. Hằng chiều, xã đều có báo cáo huyện và tỉnh qua mạng nội bộ. Các cấp chính quyền địa phương cũng tạo thành phản xạ trong việc tìm hiểu các vấn đề của Nhà máy mỗi khi thời tiết thay đổi để chủ động báo cáo cấp trên”, ông Trực cho hay.
Trước đó, sự cố bão bụi tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xảy ra bởi tro xỉ thải ra không được phun nước, lu lèn và không được chia vào các ô nhỏ. Chính quyền địa phương cũng chưa giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động này, dù có phản ánh của người dân. Tại thời điểm xảy ra sự cố, chủ đầu tư chưa hoàn thành đường nội bộ chở tro xỉ, do mặt bằng được bàn giao chậm, cộng thêm việc không sử dụng xe chuyên dụng để chở tro xỉ, che chắn không cẩn thận, nên khi lưu thông qua đường dân sinh đã làm rơi vãi.
Cùng với một vài lý do khách quan khác, tại khu vực Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đã xảy ra việc dân bức xúc, phản ánh. “Khi chọn địa điểm cho bãi xỉ, chúng tôi cũng đã đi khảo sát nhiều khu vực, nhưng rồi thấy không có địa điểm nào bằng phẳng và rộng như vậy và cũng không thể đặt xa hơn, nên vị trí bãi xỉ hiện nay là phù hợp nhất”, ông Trực cho hay.
Nhà máy làm môi trường
Để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, không gây bức xúc cho người dân, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã xây dựng hệ thống quan trắc công khai, minh bạch. Bất cứ ai, ngồi ở bất cứ đâu, chỉ cần có kết nối mạng Internet cũng có thể truy cập và nhìn thấy toàn bộ bãi xỉ, Nhà máy và các hoạt động bên ngoài Nhà máy thông qua hệ thống camera được lắp đặt.
Ông Thiên Thanh Sơn, Phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân cho biết, Nhà máy đã được trang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), hệ thống khử (Nox (SCR), SOx (FDG)...) và hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo khí thải và nước thải của Nhà máy sau khi xử lý và thải ra môi trường đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành. Cũng vào đầu tháng 11 này, Nhà máy khi tiến hành trung tu sẽ thực hiện lắp đặt các thiết bị liên quan để giúp hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay từ khi đốt lò, xử lý được vấn đề khói đen thải ra trong thời gian khởi động lại Nhà máy.
Định kỳ hằng tháng, hằng quý, Nhà máy thuê tổ chức đánh giá độc lập thực hiện quan trắc chất lượng khí thải, nước thải. Kết quả là, phân tích các chỉ tiêu đến nay nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Nhà nước trước khi thải ra môi trường. Đối với hệ thống lọc bụi tĩnh điện của Nhà máy, để khắc phục triệt để vấn đề phát thải khói đen trong quá trình khởi động tổ máy, Công ty đã ký hợp đồng với nhà thầu để cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện.
Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng đã lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động liên tục các thông số nước thải làm mát trước khi xả vào nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là pH, nhiệt độ, DO… Tín hiệu được truyền về phòng kiểm soát trung tâm và giám sát trực tiếp. Hệ thống này cũng cho phép truy xuất dữ liệu quá khứ bất cứ lúc nào.
Với vấn đề xử lý tro xỉ, Công ty đã trang bị hệ thống camera giám sát toàn bộ bãi xỉ và truyền hình ảnh online về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận phối hợp giám sát. Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Đầu tư Mãi xanh bao tiêu toàn bộ xỉ để sản xuất gạch không nung theo công nghệ của Singapore kể từ ngày 1/1/2017, với thời gian lên tới 28 năm.
Với công suất 1.200 MW, hằng năm, lượng than cám của Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiêu thụ là khoảng 3,5 triệu tấn, lượng tro xỉ thải ra vào khoảng 1,3 triệu tấn/năm, trong đó 90% là tro bay, còn lại là xỉ đáy lò.
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới