
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
![]() | ||
Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa cho rằng, không chỉ giữ nguyên Điều 4 mà cần phải quy định cụ thể: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân… là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và xã hội”.
“Phải bổ sung cụm từ “duy nhất” để chống lại tư tưởng của một số ít người muốn đa nguyên, đa đảng hòng trục lợi cá nhân chứ không vì lợi ích của dân tộc, của xã hội và của tuyệt đa đa số quần chúng nhân dân”, tướng Lê Hữu Đức phát biểu.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa)… cũng đề nghị giữ nguyên tinh thần Điều 4 Hiến pháp năm 1992, nếu có sửa thì chỉ sửa bổ sung cụm từ “duy nhất” để khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo (hoặc là lực lượng lãnh đạo duy nhất) Nhà nước và xã hội” để thể hiện rõ vai trò của Đảng đối với dân tộc, nhân dân và xã hội.
Cùng quan điểm giữ nguyên tư tưởng của Điều 4 Hiến pháp năm 1992, ĐBQH tỉnh Bình Thuận, ông Hà Minh Huệ cho rằng, nên thiết kế lại Điều 4 một cách thật ngắn gọn, nhưng phải thể hiện được tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội đồng thời cũng khẳng định Đảng và mọi tổ chức của Đảng hoạt động theo Hiện pháp và pháp luật.
“Tôi cho rằng, Hiến pháp chỉ cần quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo (duy nhất) Nhà nước và xã hội. Các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, ông Huệ nêu ý kiến.
ĐBQH tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Xuân Tỷ cho biết, giữ lại Điều 4 không chỉ là ý trí, nguyện vọng, mong mỏi của ĐBQH, mà là của tuyệt đại bộ phận quần chúng nhân dân và cử tri cả nước.
“Đi tiếp xúc cử tri và theo phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, giữ lại tinh thần của Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là nguyện vọng của tuyệt đại cử tri cả nước”, ông Tỷ thông tin.
“Giá như năm 1976 chúng ta không đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam thì vấn đề này không cần phải tranh luận khi sửa đổi Hiến pháp”, ông Thuận Hữu, ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói.
Không bình luận tên nước hiện nay phù hợp hay tên cũ phù hợp hơn, song theo ông Thuận Hữu, trước mắt việc đổi tên nước không nên bàn luận đến nữa.
“Gần 20 năm trước chúng ta đã cấm pháo. Từ đó đến nay người dân cũng đã quen với việc ngày lễ, ngày tết, tân gia, cưới xin… không có tiếng pháo. Bây giờ lại có người đưa ra ý tưởng cho đốt pháo hỏa thuật giải trí (pháo không tiếng nổ). Chẳng biết cho đốt loại pháo này nhằm mục đích gì. Tương tự như vậy, từ năm 1976 đến nay, người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè quốc tế đã quen với tên nước ta là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rồi thì đặt vấn đề đổi tên nước làm gì, nhằm mục đích gì?”, ông Thuận Hữu đặt câu hỏi.
Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Đặng Đình Luyến, Lê Đắc Lâm, Nguyễn Xuân Tỷ, Huỳnh Văn Tí… cũng dứt khoát quan điểm: “Không đổi tên nước”. Bởi một mặt người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Mặt khác, nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”, tướng Đức lập luận.
Còn theo ông Thuyền, nếu đổi tên nước thì phải in lại tiền cho đúng với tên nước mới, làm lại hàng trăm triệu quốc huy, sửa lại hàng tỷ loại giấy tờ khác nhau sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí vô cùng tốn kém, gây phiền phức không đáng có cho công tác quản lý nhà nước, cho nhân dân và doanh nghiệp.
“Tên nước hiện nay không chỉ phù hợp với ý trí, nguyện vọng của nhân dân, mà còn thể hiện đường lối phát triển đất nước trong hiện tại cũng như tương lai”, ông Thuyền nói thêm.
Trong khi đó theo ông Nguyễn Văn Tuyết, ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu đổi tên nước mà thực sự cần thiết thì dù phải chi phí tốn kém về tiền bạc, mất nhiều thời gian và phải xử lý “cả núi công việc” phức tạp vẫn nên thực hiện vì tên nước gắn bó nhiều chục năm sau.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay và trong cả một thời gian dài nữa, tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vẫn rất phù hợp, thể hiện ý trí, nguyện vọng của nhân dân và cũng không gây trở ngại gì trong quan hệ với bạn bè năm châu, với các tổ chức quốc tế thì chưa nên đặt vấn đề đổi tên nước”, ông Tuyết nói.
Mạnh Bôn
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế