
-
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên
-
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp
-
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản
-
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
Cùng bị khởi xướng điều tra chống bán phá giá trong vụ việc này còn có sản phẩm gỗ tấm MDF của Indonesia.
Sản phẩm bị điều tra là gỗ tấm MDF mã HS 4411, bắt đầu từ ngày 7/5/2015, nguyên đơn là Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd.
Giai đoạn điều tra, bắt đầu từ 01/10/2013 – 30/9/2014 (giai đoạn xem thiệt hại từ 01/4/2011 – 30/9/2013).
Thời gian để trả lời các bản câu hỏi là 40 ngày (kể từ ngày ban hành thông báo, ngày 19 tháng 5 năm 2015).
Trong trường hợp không nhận được phản hồi/bản trả lời trong thời gian nêu trên, cơ quan điều tra sẽ dựa trên các dữ kiện có sẵn để đưa ra kết luận về vụ việc.
![]() |
Gỗ tấm MDF của Việt Nam đang bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá |
Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ tấm MDFcủa Việt Nam sang Ấn Độ năm 2014 đạt khoảng 28.800 tấn, trị giá khoảng 13 triệu USD và xếp thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu sang Ấn Độ.
Nhưng đây không phải vụ bị kiện chống bán phá giá duy nhất đối với ngành gỗ xuất khẩu trong nước. Thông tin từ Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương cho biết, riêng trong tháng 5/2015, sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam đã liên tiếp bị điều tra chống bán phá giá.
Trước đó, gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, có mã HS: 4412.10; 4412.31; 4412.32 và 4412.39 đã bị Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Điều tra này được Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng vào ngày 27/5/2015 đối với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam và Bulgaria vào thị trường này từ năm 2010 đến nay.
Việc điều tra được tiến hành nhằm xem xét liệu có khả năng gỗ dán từ Trung Quốc được chuyển tải sang Việt Nam và Bulgaria để vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhằm né tránh thuế chống bán phá giá mà quốc gia này đang áp dụng cho gỗ dán Trung Quốc hay không.
Năm 2006, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định áp thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế phạt là 240 đô la Mỹ/m3.
Theo Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ năm 2010, lượng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam sang đã tăng lên đáng kể.
Từ năm 2010 trở về trước, lượng gỗ dán Việt Nam xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 3.250m3, nhưng tăng lên 10.052m3 vào năm 2013 và 24.065m3 vào năm 2014.
Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng từ 2% trong năm 2010 lên 8% trong năm 2014, đứng thứ tư sau Nga, Ukraine và Brazil.

-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản -
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178 -
Tổng Thanh tra giải thích lý do giữ thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước -
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ -
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học -
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản