
-
Quý I/2025: Thu ngân sách đạt kết quả khả quan
-
TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ - Ảnh: PT. |
Bên cạnh 4 nhóm chính sách được Chính phủ đề xuất, người đứng đầu Chính phủ bổ sung 5 cơ chế đặc biệt, để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 15/2, ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Quốc hội đã tiến hảnh thảo luận tổ nội dung này.
Phát biểu tại tổ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được triển khai quyết liệt. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nỗ lực trong thời gian ngắn để xây dựng nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Ông nhấn mạnh, muốn phát triển nhanh, bền vững thì dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan. Do đó phải tháo gỡ trước hết về mặt thể chế để giải quyết trước mắt một số khó khăn, vướng mắc để Nghị quyết 57 đi ngay vào cuộc sống, còn tiếp theo phải sửa một loạt luật liên quan ngân sách, thuế, doanh nghiệp, khoa học công nghệ… trong năm nay và năm sau.
Nhất trí với ý kiến đại biểu góp ý các chính sách thiết kế cần cụ thể và rõ hơn nữa, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần bổ sung 5 cơ chế đặc biệt, đi kèm với đó là có công cụ đặc biệt để kiểm soát nhằm tránh vi phạm, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Thứ nhất, phải có cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vì hạ tầng này hiện còn rất yếu. Nguồn lực cần rất lớn nên phải có cơ chế huy động nguồn từ hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, xã hội và người dân.
Thứ hai, cần cơ chế đặc biệt cho quản lý. Vì đầu tư công quản lý tư như Nhà nước đầu tư hạ tầng khoa học công nghệ nhưng giao tư nhân quản lý. Hay lãnh đạo công, quản trị tư là thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát kiểm tra, còn quản trị giao cho doanh nghiệp…
Thứ ba là cơ chế đặc biệt cho nhà khoa học và công trình khoa học thương mại hóa được. Có thể phân cấp, phân quyền có thể đến các tỉnh, thành phố, bộ ngành, thậm chí tới các chủ thể có liên quan. Xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm thủ tục hành chính mà quản lý hiệu quả tổng thể.
Thứ tư, dự thảo mới đề cập miễn trừ trách nhiệm cho người soạn thảo chính sách, nhưng khâu thực hiện mới là khó, là yếu. Do đó, nếu không có cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực hiện thì lại dẫn đến sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không muốn làm. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho người thực hiện chứ không chỉ với người thiết kế chính sách, như thế mới toàn diện – theo người đứng đầu Chính phủ.
Thứ năm, theo Thủ tướng, phải có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực. Như thu hút nhân lực để phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài về Việt Nam, vào Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, bằng chính sách thuế, phí, nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động… Nếu không thì một nhà khoa học muốn vào mà cứ chờ visa mãi.
“Chúng tôi cần nghiên cứu bổ sung, mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ cho. Còn đương nhiên phải thiết kế công cụ đặc biệt để quản lý để không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; nâng cao được hiệu quả”, Thủ tướng bày tỏ.
Vẫn theo Thủ tướng, quá trình thực hiện để tạo đột phá về khoa học công nghệ thì phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại, thậm chí phải trả giá nhưng quan điểm coi đó là học phí, để rồi giải quyết.
“Loại trừ động cơ cá nhân, còn rủi ro mất mát do khách quan, người thực hiện vô tư trong sáng vì sự phát triển khoa học công nghệ, vì sự phát triển của đất nước thì phải chấp nhận, coi đó như học phí để có thêm kinh nghiệm, bài học, bản lĩnh và trí tuệ để làm tốt hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

-
Trình Quốc hội một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam -
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà” -
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước -
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa