-
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025 -
Ngoại giao Việt Nam với những chuyển động mạnh mẽ -
Ninh Thuận cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư -
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới
Chi phí không chính thức trong kinh doanh không lạ, nhưng không dễ xác định, thưa ông?
Phải nói rõ, Dự thảo nghị quyết này được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 117/NQ-CP. Nghị quyết này đã dành một khoản mục riêng cho yêu cầu cắt giảm chi phí không chính thức. Gánh nặng chi phí không chính thức mà giới kinh doanh đang phải chịu đã được nhìn thận một cách chính thức và nghiêm túc.
Ông Đặng Quang Vinh, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) |
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ một số giải pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó xác định chi phí chính thức là gì, đã được Chính phủ đồng ý. Đây là cơ sở để Dự thảo Nghị quyết đề xuất giải pháp cụ thể.
Cụ thể, chi phí không chính thức là gì?
Đó là loại chi phí phát sinh khi doanh nghiệp giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, như thực hiện thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận tín dụng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, vận tải, lưu thông hàng hóa, thanh kiểm tra…
Chúng tôi đã rà soát thực tế, thấy rằng, chi phí không chính thức có thể phát sinh ở mọi công đoạn kinh doanh và trong tất cả quá trình thực thi pháp luật, chính sách và thủ tục hành chính. Nhưng chi phí này rất khó xác định, khó tiên liệu và không thể định lượng.
Loại chi phí này có thể tính bằng tiền, nhưng có thể dưới dạng tiêu tốn thời gian (do gây khó khăn), làm tăng chi phí cơ hội, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp mà lẽ ra không đáng có, có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh. Chi phí không chính thức cũng có thể khiến doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư, mở rộng quy mô...
Làm thế nào để cắt giảm được các loại chi phí phát sinh phức tạp như vậy, vì thực tế, chúng được nhắc tới nhiều, nhưng không dễ có cơ sở để xử lý?
Phải thẳng thắn, chi phí không chính thức xuất phát từ sự thiếu minh bạch trong thực thi quy định của pháp luật. Nên, để giải quyết, cần cơ chế công khai, minh bạch trong các quy định pháp luật, trách nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng và trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp của các hiệp hội doanh nghiệp.
Chẳng hạn, doanh nghiệp hay phàn nàn về những phiền nhiễu, thậm chí có tình trạng “cưa đôi tiền phạt” trong các cuộc thanh tra doanh nghiệp. Việc này sẽ chấm dứt nếu có cơ chế công khai kết quả thanh tra, cơ quan thanh tra phải giải trình và chịu trách nhiệm với kết quả đó. Hiệp hội doanh nghiệp được tham gia với vai trò giám sát… Chỉ cách này mới giải quyết dứt điểm lỗi của doanh nghiệp nếu có, tránh tác hại lớn tới xã hội do doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định. Hơn thế, cách này cũng chấm dứt tâm lý ăn xổi của doanh nghiệp, chọn trả chi phí không chính thức thay vì tuân thủ quy định nghiêm túc.
Như vậy, vấn đề được đặt ra không phải là xử lý, mà là cơ chế để không có đất cho các loại chi phí này phát sinh. Các chế tài sẽ phải được quy định tới từng cá nhân liên quan. Đây là yêu cầu mà Dự thảo Nghị quyết sẽ đề cập.
Và chi phí không chính thức sẽ không còn, thưa ông?
Khó có thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng có nhiều giải pháp đem lại hiệu quả. Giải pháp bao trùm vẫn là cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, vì mục đích cuối cùng là xóa bỏ bất hợp lý về thể chế, từ quy định pháp luật đến bộ máy thực thi. Chỉ khi chi phí tuân thủ được xây dựng trên các quy định hợp lý, dễ tuân thủ; hoạt động quản lý nhà nước được công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực thi thực sự nghiêm túc; kỷ cương thực thi được đảm bảo… thì mới không còn đất dung dưỡng các loại chi phí không chính thức.
Trong Dự thảo Nghị quyết, chúng tôi cũng đề cập giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ... Cùng với các nghị quyết khác về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng tôi tin, cuộc chiến với chi phí không chính thức dù gay cấn, nhưng sẽ sớm có kết quả tích cực.
-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
- CaraWorld: Chốn an cư bên bờ biển chuẩn 5 sao
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)