
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
Ngày 31/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Nhựa Tuệ Minh, bị đơn là Công ty TNHH Thiên Ngọc An và Công ty Nijia Việt Nam.
Theo bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân huyện Yên Mỹ, năm 2017, Công ty Nhựa Tuệ Minh do ông Nguyễn Đình Chiến làm giám đốc, xin thực hiện dự án Nhà máy sản xuất nhựa plastic ở huyện Yên Mỹ, diện tích gần 40.000 m2.
Do quen biết với ông Chiến, bà Bùi Kim Xuân, Giám đốc Công ty Nijia Việt Nam và ông Doãn Huy Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ngọc An muốn cùng đầu tư khu đất, mục đích để sau này 3 doanh nghiệp tạo thành “hệ sinh thái”.
Các bên thống nhất, khi xin được đất sẽ chuyển nhượng cho Công ty Nijia 10.000 m2 và Công ty Thiên Ngọc An 3.000 m2. Đồng thời, Công ty Nijia cũng chuyển 6,7 tỷ đồng, Công ty Thiên Ngọc An chuyển 2,65 tỷ đồng cho ông Nguyễn Đình Chiến để làm các thủ tục xin dự án và xây bờ kè, đường đi.
![]() |
Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên đang thụ lý vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan tới Công ty Nhựa Tuệ Minh. |
Cuối năm 2018, Công ty Nhựa Tuệ Minh được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án, trên diện tích hơn 38.000 m2, với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
Đầu năm 2019, ông Chiến cùng bà Xuân, ông Tuân ký Biên bản thỏa thuận 3 bên, ghi nhận những nội dung thỏa thuận trước đây, có đóng dấu của công ty mình.
Tuy nhiên, đất Công ty Nhựa Tuệ Minh được giao là loại đất không được chuyển nhượng, do đó không thể chia lại cho Công ty Nijia Việt Nam và Công ty Thiên Ngọc An như đã thỏa thuận.
Do đó, năm 2022, các bên đã trao đổi, thống nhất trên nhóm chat Zalo với nội dung ông Chiến nhận lại 13.000 m2 đất, với giá 2,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau đó ông Chiến chỉ trả 8 tỷ đồng rồi không trả số còn lại, mà khởi kiện, đề nghị tòa án tuyên Biên bản thỏa thuận ba bên và nội dung thỏa thuận trên nhóm chat Zalo là vô hiệu.
Trong khi đó, Công ty Thiên Ngọc An, Công ty Nijia đề nghị tòa án công nhận các nội dung đã thỏa thuận trên, buộc Công ty Nhựa Tuệ Minh phải trả nốt cho Công ty Nijia số tiền 19,2 tỷ đồng, Công ty Thiên Ngọc An số tiền 5,3 tỷ đồng.
Tòa cấp sơ thẩm xác định, thỏa thuận giữa ba công ty và việc chuyển tiền là có thật nhưng tuyên vô hiệu, vì đây là đất thuê trả tiền hàng năm, không phải đất của Công ty Nhựa Tuệ Minh, không được chuyển nhượng.
Cùng với đó, các tin nhắn trên Zalo thể hiện ông Chiến, đại diện Công ty Nhựa Tuệ Minh, xin mua lại đất với giá 2,5 triệu đồng/m2, nhưng không có văn bản nào xác nhận 13.000 m2 thuộc sở hữu Công ty Thiên Ngọc An hoặc Công ty Nijia.
Về trách nhiệm dân sự, Tòa sơ thẩm ghi nhận Công ty Nhựa Tuệ Minh đã trả 8 tỷ đồng, còn phải trả 900 triệu đồng cho Công ty Nijia, trả 450 triệu đồng cho Công ty Thiên Ngọc An.
Giao, nhận tiền nhưng không được coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị đơn kháng cáo cho rằng, việc tuyên biên bản thỏa thuận 3 bên năm 2019 vô hiệu là không phù hợp, bởi khi làm đơn xin thuê đất, Công ty Nhựa Tuệ Minh lựa chọn đăng ký theo hình thức trả tiền hằng năm, đây chính là nguyên nhân khiến đất không thể chuyển nhượng.
Thêm vào đó, các bị đơn cũng cho rằng, cấp sơ thẩm đã bỏ sót người tham gia tố tụng, khi không triệu tập ông Nguyễn Đình Chiến, Doãn Huy Tuân, bà Bùi Thị Xuân, là những người có liên quan đến việc giao, nhận tiền. Do đó, cần được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã triệu tập 3 cá nhân trên, với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, vụ án có sự xuất hiện của bên thứ tư là ông Qiu Rongyou (tên thường gọi A Hữu Xuân), doanh nhân người Trung Quốc. Theo trình bày, trong số 6,7 tỷ đồng mà Công ty Nijia chuyển cho Công ty Nhựa Tuệ Minh, có 1,2 tỷ đồng là tiền cá nhân của ông Qiu Rongyou, có phiếu thu do thủ quỹ lập, với nội dung “Người nộp tiền: A Hữu Xuân”.
Khi 3 công ty xảy ra tranh chấp và tòa án thụ lý xét xử, ông Qiu Rongyou không được triệu tập, nêu ý kiến. Do đó, vị doanh nhân này đã làm đơn gửi đến các cơ quan tố tụng liên quan, đề nghị được tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Hội đồng xét xử nhận định, dù phiếu thu có ghi nội dung trên, nhưng phần chữ ký người nộp tiền lại thể hiện là bà Bùi Thị Xuân. Do đó, bà Xuân mới được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Qiu Rongyou chỉ là người làm chứng.
Tuy nhiên, cả bà Xuân và ông Qiu Rongyou đều khẳng định, số tiền 1,2 tỷ đồng là tiền cá nhân của ông Qiu Rongyou góp vốn, do là người nước ngoài nên bà Xuân nộp hộ.
Nêu quan điểm về tư cách tố tụng của các cá nhân trên, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hưng Yên cho rằng, tất cả những cá nhân được triệu tập đều chỉ là người làm chứng, không có ai đủ điều kiện xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo luật sư của Công ty Nijia, quyết định đưa vụ án ra xét xử không có thông tin về tư cách tố tụng của những người được triệu tập, chỉ đến khi ra tòa họ mới được Hội đồng xét xử thông báo. Việc này làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ của đương sự, do đó các bị đơn đề nghị hoãn phiên tòa.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định tạm hoãn phiên tòa, chưa ấn định thời gian mở lại. Đây là lần thứ 4 phiên tòa phúc thẩm phải tạm hoãn.

-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện -
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả -
Lại chậm di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 -
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân -
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế