-
[Emagazine] Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp Việt Nam cần vươn mình ra biển lớn -
PGS-TS. Hồ Thị Thanh Vân: Cứ dấn thân, để thấy cánh cửa mới mở ra -
Quảng Ngãi hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh ở Khu kinh tế Dung Quất -
ESG xu thế tất yếu phát triển bền vững của Liên Hà Thái -
Kinh tế xanh Đồng Tháp vươn mình -
C69 - Trách nhiệm xã hội, phải làm từ tâm
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục 36 loại cây trồng lâu năm được phép chuyển đổi trên đất trồng lúa. Việc chuyển đổi này nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với điều kiện sản xuất thực tế tại địa phương.
Theo quyết định, danh mục cây trồng được phép chuyển đổi gồm 3 nhóm chính: cây ăn quả, cây dược liệu và cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây cảnh.
Cụ thể, nhóm cây ăn quả có 15 loại, bao gồm: bưởi, cam, chanh, quýt, quất, phật thủ, ổi, táo, thanh long, mít, hồng xiêm, nhãn, chuối, xoài, vải, na, nho, đu đủ, vú sữa và bơ. Đây là những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhóm cây dược liệu gồm 3 loại: hoa hòe, đinh lăng và hoa nhài. Các loại cây này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn phục vụ cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm và chế biến thực phẩm.
Nhóm cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh có 18 loại, gồm: hoa đào, hoa hồng, mộc hương, hải đường, tường vi, nguyệt quế, ngâu, mẫu đơn, cây tùng, hoa giấy, hoa ban, bàng Đài Loan, phượng vĩ, lộc vừng, chuông vàng, osaka, mai tứ quý và phát lộc. Những loại cây này không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan đô thị và nông thôn mà còn phục vụ nhu cầu thương mại trong lĩnh vực cây cảnh.
Thành phố Hà Nội cho phép cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. |
UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, giám sát quá trình chuyển đổi, đảm bảo việc thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Hằng năm, Sở sẽ rà soát, đánh giá hiệu quả, đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố trong việc điều chỉnh, bổ sung danh mục cây trồng phù hợp với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trên đất lúa, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn người dân lựa chọn loại cây phù hợp với điều kiện đất đai, nhu cầu thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, các địa phương cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra đúng quy định, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh các hệ lụy môi trường.
Để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, UBND Thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Qua đó, giúp bà con có thêm kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Nhờ đó, người dân trên địa bàn Thành phố đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả.
Thành phố cũng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó, UBND Thành phố tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, định hướng bà con nông dân trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật cho người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
-
Hà Nội "bật đèn xanh" cho 36 loại cây trồng trên đất trồng lúa -
ESG xu thế tất yếu phát triển bền vững của Liên Hà Thái -
Kinh tế xanh Đồng Tháp vươn mình -
C69 - Trách nhiệm xã hội, phải làm từ tâm -
TP. Kon Tum: Đô thị sầm uất, bứt tốc về kinh tế -
Hà Nội chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn -
Vinamilk đổi mới sáng tạo để bước vào kỷ nguyên vươn mình
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024