Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hà Nội đã sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương
Duy Hữu - 20/02/2015 06:55
 
Lễ hội chùa Hương chính thức khai mạc ngày mùng 6 tháng Giêng, nhưng từ mùng 2, người đi lễ đã nườm nượp.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phí thắng cảnh chùa Hương: Tối đa 50.000 đồng/người
Giá vé đi đò Chùa Hương: 35 nghìn đồng/người
Giá vé đi đò chùa Hương tối đa chỉ là 40 ngàn đồng/2 lượt ra vào

Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương, ngay từ mùng 2, hơn 4.000 con đò đã sẵn sàng phục vụ du khách.

Trước lễ hội, Ban tổ chức đã yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ trong lễ hội. Những hộ cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu tiền lẻ, niêm phong và chỉ giải quyết sau khi lễ hội kết thúc.

Về vấn đề nhiều du khách phản ánh là giá vé đi đò bị "chặt chém", ngoài ra nhiều đò chở quá số lượng cho phép. Được biết, mùa lễ hội năm trước, hầu hết các đò đều chở quá tải. Theo quy định, đò  nhỏ chỉ được phép chở 5 người, thì thường chở thành 8 người; đò lớn được phép chở 12 người thì thường chở lên tới 20 người. Năm nay, Ban tổ chức đã bắt buộc các chủ đò ký cam kết không chở quá tải, chấp hành Luật Giao thông đường thủy, không chặt chém du khách…

​Theo quy định của thành phố Hà Nội, giá vé đi đò chùa Hương là 35 ngàn đồng/2 lượt đi về; với đò chất lượng cao là 40 ngàn đồng/2 lượt đi về. Ban tổ chức đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành để xử lý vi phạm xuồng, đò. Nếu đò nào không có giỏ đựng rác, và chủ đò chèn ép, bắt chẹt khách… thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc, cấm hành nghề.

Ban tổ chức cũng công bố đường dây nóng là: 0912558905, để du khách phản ánh các bức xúc gặp phải tại lễ hội.

Ban tổ chức khẳng định, những hiện tượng chặt chém du khách như ấm trà giá 500 ngàn hồi năm ngoái, hay chủ đò vòi tiền “mừng tuổi”, cứ gọi đến đường dây nóng này, Ban tổ chức sẽ vào cuộc xử lý ngay.

Hình ảnh thịt treo lủng lẳng trước các cửa hàng ăn như thế này sẽ không được phép tồn tại ở lễ hội năm nay

Đặc biệt, hình ảnh thịt treo lủng lẳng trước các cửa hàng ăn ở lễ hội chùa Hương, năm nay sẽ bị cấm tiệt. “Không thể cấm bán thịt, nhưng các chủ hàng phải để trong tủ kính cẩn thận. Các loại thú rừng như nhím, đà điểu, hươu, nai, lợn mán, lợn rừng… đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng”, ông Hậu cho hay.

Được biết, trong 3 ngày đầu năm, thành phố Hà Nội miễn phí vé tham quan thắng cảnh chùa Hương.

Lễ Khai ấn Đền Trần năm nay có gì mới?

() UBND tỉnh Nam Định cho biết, theo Kế hoạch, thời gian tổ chức lễ hội Khai ấn Đền Trần năm Ất Mùi 2015 sẽ diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, tức từ ngày 1/3 đến ngày 6/3/2015.

Bắc Ninh kiên quyết xóa hình ảnh phản cảm ở Hội Lim

() Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, Ban tổ chức Lễ hội Lim năm Ất Mùi đã có chỉ đạo nghiêm cấm các liền anh, liền chị nhận tiền khi biểu diễn dưới mọi hình thức.

Bắc Ninh điều chỉnh lại lễ hội chém lợn

() Trước kiến nghị của tổ chức Động vật châu Á về việc cấm Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh này cho biết, sẽ điều chỉnh tục chém lợn, không cấm mà thu hẹp khu vực tổ chức, hạn chế đối tượng tham dự.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư