-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Hiện tại, có 3 huyện: Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức chưa đạt chuẩn, đã hoàn thiện hồ sơ và được đoàn công tác của Trung ương kiểm tra thực tế, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Theo đó, Thành phố gửi lại hồ sơ và trình Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương xem xét công nhận.
15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới
Theo báo cáo tổng kết nửa nhiệm kỳ việc thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU, giai đoạn 2021 - 2025 đến nay cho thấy, toàn Thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh đó, 5 huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm đang tập trung xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao. Hà Nội đã huy động được 46.778 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây được coi là một nguồn lực rất lớn giúp khu vực nông thôn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Về xã nông nông thôn mới, đến hết năm 2021, Thành phố đạt chỉ tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Về xã nông thôn mới nâng cao, đến năm 2021, Thành phố có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Hà Nội quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. |
Riêng trong năm 2022 có thêm 63 xã được thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 38 xã so với kế hoạch Thành phố giao), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao toàn Thành phố đến hết năm 2022 có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong năm 2022, có thêm 15 xã được thấm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt kế hoạch Thành phố giao), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu toàn Thành phố đến hết năm 2022 có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.378 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 1.136 hợp tác xã đang hoạt động (643 hợp tác xã kiểu cũ, 493 hợp tác xã kiểu mới), 242 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể. Trong đó thành lập mới 58 hợp tác xã, 21 hợp tác xã đã giải thể.
Các hợp tác xã nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên. Nhiều hợp tác xã đã tạo sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, tập trung vào chức năng thực hiện dịch vụ cho các hộ thành viên và nhân dân, đã làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, bảo đảm về thời vụ, đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất.
Bên cạnh đó, chú trọng việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như đầu tư trang thiết bị máy móc công cụ làm dịch vụ sản xuất; chất lượng sản phẩm từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho hợp tác xã. Đặc biệt, một số hợp tác xã đã liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.695 trang trại. Các trang trại đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị, sản lượng đồng thời liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của trang trại với các doanh nghiệp đang hình thành và phát triển.
Xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”
Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, cần thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm tập trung tuyên truyền việc thực hiện chính sách “tam nông” trong giai đoạn hiện nay, đó là “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU của Thành uỷ. Chương trình nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Với kế hoạch mới được ban hành, thành phố Hà Nội kỳ vọng đến năm 2025, tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt tư 2,5 - 3%. Hà Nội sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025 với phương châm, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn.
Theo chỉ tiêu đề ra, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm. Khu vực nông thôn cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố.
Đến năm 2030, Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng nông nghiệp ở mức 2,5 - 3%. Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 75%. 50% tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 120 triệu đồng/người/năm.
Song song với đó, Hà Nội cũng sẽ triển khai các nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề cho nông dân; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động nông thôn.
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"