
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng
-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông
-
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Đức Văn\báo điện tử Dân trí |
Đê sông Hồng trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã bị xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông của phương tiện tham gia giao thông, cử tri Phú Xuyên đã kiến nghị nhiều mong muốn Nhà nước và thành phố quan tâm tu bổ mặt đường đê.
Theo quyết định của UBND TP. Hà Nội, dự án này sẽ cải tạo khoảng 8.980 m mặt đường, trong phạm vi từ Km101+300 đến Km111+650 và từ Km111+615 đến Km115+600. Đối với các vị trí mặt đường rạn nứt, cao su, ổ gà và mặt đường bê tông xi măng bị vỡ, xử lý đào bóc kết cấu cũ đến cao độ xử lý sau đó hoàn trả bằng kết cấu mặt đường đến cao trình mặt đường hiện trạng. Trên cơ sở mặt đường hiện trạng đã xử lý thảm lại mặt đường bằng bê tông nhựa...
Thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chuẩn bị dự án đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và UBND Thành phố về quản lý đầu tư xây dựng.
Trong quá trình lập dự án Sở Giao thông Vận tải phải liên hệ với Bộ NN&PTNT và sở, ngành liên quan để được hướng dẫn, thỏa thuận chuyên ngành theo quy định. Đồng thời, nghiên cứu, tính toán nhiều phương án để phân tích đánh giá, lựa chọn, trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng sẵn có đảm bảo an toàn, bền vững công trình, tối ưu về kinh tế, kỹ thuật cho tất cả các hạng mục công trình; chịu trách nhiệm về quy mô, giải pháp thiết kế đề xuất, lưu ý việc đầu tư xây dựng gia cố mặt đê kết hợp làm đường giao thông ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật về giao thông cần bổ sung các nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu phòng chống lũ và đê điều đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và an toàn đê theo quy định.
Thành phố Hà Nội giao cũng giao Sở Giao thông Vận tải sẽ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất, khớp nối, đồng bộ và rà soát cụ thể khối lượng công việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đảm bảo không trùng lặp, lãng phí. Quyết toán dự án hoàn thành với ngân sách thành phố (Quỹ Bảo trì đường bộ Hà Nội).
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 - 2019.
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên -
Đồng Nai và Bình Phước thống nhất khởi công cầu Mã Đà trong tháng 6/2025
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025