-
VinFuture 2025: Nhận 1.705 đề cử toàn cầu - tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
-
Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng tăng 130 bậc trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025
-
Minh Việt Graduate Connections: Nơi chắp cánh cho giấc mơ du học cao học -
TP.HCM: Sắp diễn ra giải đi bộ, chạy bộ “Tự hào thành phố tôi yêu”
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội), tính đến ngày 22/5, toàn Thành phố đã thu hoạch được 921,6 ha lúa xuân, tương đương 1,2% tổng diện tích gieo trồng. Diện tích này chủ yếu là các ruộng gieo cấy sớm trước ngày 4/2, hiện đang ở giai đoạn chín sáp (chín hoàn toàn), thuận lợi cho việc thu hoạch tập trung.
Hiện nay, tổng diện tích lúa trỗ trên toàn Thành phố đạt 77.875ha, chiếm 97,7% kế hoạch gieo cấy. Với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các địa phương đang tranh thủ đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để tránh ảnh hưởng do mưa dông trái mùa có thể xảy ra cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Song song với đó, diện tích rau màu vụ xuân cũng ghi nhận kết quả khả quan, với 22.085,2 ha gieo trồng, đạt 101,9% kế hoạch. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu, dịch hại diễn biến phức tạp.
![]() |
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội khuyến cáo các địa phương triển khai biện pháp đồng bộ để bảo vệ mùa màng. |
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, thời điểm này vẫn xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại trên cây lúa và rau màu. Cụ thể, bệnh đạo ôn lá đang xuất hiện tại nhiều địa bàn như Ứng Hoà, Thạch Thất, Thanh Oai... với tỷ lệ gây hại phổ biến 3 - 5% lá, có nơi lên tới hơn 20% lá, ở cấp độ 3 - 5. Bệnh đạo ôn cổ bông cũng ghi nhận tại Thạch Thất, Ba Vì, Ứng Hoà với tỷ lệ phổ biến 0,1 - 0,3% bông, có nơi trên 5%.
Loài chuột tiếp tục là mối đe dọa lớn với cây trồng khi gây hại 3 - 5% số dảnh, thậm chí cục bộ lên đến 15 - 20% tại các huyện như Sóc Sơn, Thạch Thất, Ứng Hòa. Dù mức độ gây hại đã giảm so với tuần trước, song các địa phương không được chủ quan.
Đối với cây ngô, sâu bệnh chủ yếu là bệnh khô vằn và chuột, với tỷ lệ gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh khô vằn đang có xu hướng tăng, tập trung tại Sóc Sơn và Ba Vì, trong khi chuột gây hại nhẹ tại Quốc Oai, Thạch Thất.
Trên cây rau, tình trạng gây hại cũng không kém phần phức tạp. Các loại sâu như bọ nhảy, sâu tơ, sâu khoang và sâu xanh bướm trắng xuất hiện phổ biến với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Bệnh sương mai, thối nhũn tiếp tục là nỗi lo, tuy hiện ở mức gây hại nhẹ nhưng có thể phát sinh mạnh nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Trước diễn biến sâu bệnh phức tạp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đã khuyến cáo các địa phương triển khai các biện pháp đồng bộ để bảo vệ mùa màng. Với lúa xuân giai đoạn chín sáp, bà con nông dân cần rút cạn nước để lúa chín đều, thuận lợi cho thu hoạch nhanh, gọn, tránh rủi ro do thời tiết. Phương châm "xanh nhà hơn già đồng" tiếp tục được nhấn mạnh nhằm giảm tối đa tổn thất.
Về mặt kỹ thuật, các địa phương cần hướng dẫn nông dân chăm sóc rau màu đúng quy trình: bón thúc hợp lý, vun xới kịp thời, đảm bảo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây trồng. Công tác phòng trừ sâu bệnh phải được thực hiện đúng kỹ thuật, kết hợp giữa biện pháp sinh học và hoá học, nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Công tác tuyên truyền, tập huấn về khung thời vụ, cơ cấu giống cho vụ mùa 2025 cũng được triển khai sớm để người dân chủ động chuẩn bị vật tư, giống cây trồng phù hợp. Đặc biệt, cần lưu ý sử dụng các giống lúa ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo dự báo của ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, nhiều đối tượng sâu bệnh có khả năng phát sinh gây hại mạnh trên diện rộng như: bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, bạc lá trên cây lúa; sâu đục thân, đốm lá trên cây ngô; và các loại sâu, rệp trên cây rau. Do đó, các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, dự báo chính xác mức độ gây hại của từng đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Song song đó, chính quyền địa phương cần chủ động đánh giá năng suất cây trồng vụ xuân, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất vụ mùa cụ thể, chi tiết. Việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng rất quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng tràn vào thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản.
Chuyên gia nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến nghị, Hà Nội cần sớm chuyển dịch mạnh mẽ hơn sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trong công tác dự báo sâu bệnh và cơ giới hóa thu hoạch. Việc thu hoạch thủ công vừa tốn nhân công, lại dễ gặp rủi ro do thời tiết thất thường.
Chính vì vậy, các cấp, chính quyền địa phương cần hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, tăng hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

-
Hà Nội đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân, chuẩn bị cho vụ mùa mới -
Đà Nẵng tăng 130 bậc trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025 -
Minh Việt Graduate Connections: Nơi chắp cánh cho giấc mơ du học cao học -
TP.HCM: Sắp diễn ra giải đi bộ, chạy bộ “Tự hào thành phố tôi yêu” -
Bác như lặng người trước biển đảo quê hương -
Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm học 2025 - 2026 -
Lãnh đạo Hà Nội Metro phản hồi về sự cố chảy nước điều hòa trên toa tàu
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?