-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
May hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH May mặc MACALLAN. Ảnh: Như Ý |
Tác động đến nhiều ngành
Các động lực kinh tế đã đưa Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh từ 20 năm trước và sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước đã, đang và sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội.
Dù không dễ bóc tách sự tác động của bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt - Mỹ đến phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội, nhưng có thể thấy ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của quan hệ Việt - Mỹ đến kinh tế Hà Nội là việc bình thường hóa quan hệ hai nước đã góp phần củng cố môi trường hòa bình và mở rộng cánh cửa cho sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, nhất là các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế thời gian qua.
Biểu hiện rõ nhất trong tác động của quan hệ Việt - Mỹ đến phát triển kinh tế Hà Nội là sự mở rộng luồng hàng hóa xuất khẩu dệt may, da giày sang Mỹ và cũng vì vậy, 2 nhóm ngành này được Hà Nội chọn làm 2 trong số 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của mình suốt nhiều năm qua.
Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ cũng đã mở đường cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có từ Mỹ vào Hà Nội và được Thành phố rất quan tâm. Năm 2006, UBND TP Hà Nội đã cử đoàn cán bộ trực tiếp sang Mỹ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với hàng trăm doanh nghiệp Mỹ, và cuối năm đó có khoảng 20 doanh nghiệp của Mỹ đến Thành phố tìm hiểu thị trường và cơ hội làm ăn. Tuy nhiên, vốn FDI từ Mỹ vào Hà Nội không lớn so với tiềm năng và tính đến thời điểm đó, trong số 26 dự án của doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 185 triệu USD, thì Hà Nội mới chiếm 2,1%.
Gần đây, khả năng lạc quan về triển vọng ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia cùng với Mỹ là động lực tích cực để các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đầu tư vào Hà Nội nói riêng, vào Việt Nam nói chung. Nhờ vậy, năm 2014, Hà Nội đã thu hút được 313 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 651,2 triệu USD, tăng 34% so với năm 2013. Ngoài ra, 105 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, với giá trị vốn tăng là 746 triệu USD, tăng 20% so với năm 2013...
Lĩnh vực đầu tư lớn nhất của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội là bất động sản với 51,3% tổng vốn đăng ký, tiếp đến là chế biến, chế tạo. Mỹ cùng với Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc top những đối tác đầu tư lớn và được hoan nghênh nhất đối với thị trường Hà Nội. Trong quý I/2015, toàn Thành phố đã thực hiện cấp mới và tăng vốn cho 80 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 160,2 triệu USD (tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2014).
Góp phần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế
Những năm gần đây, Hà Nội tập trung thu hút các dự án có chất lượng, có giá trị tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ nhằm cung ứng đầu vào linh, phụ kiện cho các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhằm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Nhờ phát triển mạnh kinh tế đối ngoại gắn với bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, Hà Nội duy trì tốt và không ngừng gia tăng động lực phát triển, luôn có nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn 1,5 - 1,7 tốc độ trung bình cả nước; cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp tương ứng 53,4%, 41,7% và 4,9%.
Với kỳ vọng đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức, chắc chắn các nhà đầu tư và thị trường Mỹ luôn là đối tượng được hoan nghênh và ưu tiên hàng đầu tại Hà Nội. Đồng thời, dòng vốn đầu tư từ Mỹ cũng mang lại nhiều kỳ vọng lớn lao cho kinh tế Thành phố trong tương lai.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025