
-
Đoàn đại biểu 3 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới
-
Cần Thơ thông qua Nghị quyết phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
-
Phú Yên dự kiến rút ngắn thời gian cấp phép khai thác khoáng sản xuống còn một nửa
-
Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định nhiều chính sách an sinh xã hội đặc thù -
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 trên hai con số
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác thi công và hoàn trả kết cấu đường bộ trên các tuyến đường đang khai thác thuộc hệ thống đường bộ do TP. Hà Nội quản lý.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình trên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (ngay từ bước lập dự án, thiết kế cơ sở hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công);
Có phương án tổ chức giao thông phù hợp với biện pháp tổ chức thi công được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi khởi công công trình.
Đối với các tuyến đê kết hợp giao thông trước khi thi công phải lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý đê điều về phương án sửa chữa.
Đơn vị quản đường bộ khi thực hiện công tác bảo trì đường bộ không phải xin giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
TP. Hà Nội khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ trong việc thi công trên đường bộ đang khai thác để hạn chế công tác đào, cắt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, như các biện pháp khoan bằng robot, khoan kích ngầm, sử dụng các cấu kiện đúc sẵn để rút ngắn thời gian, tiến độ thi công.
Đối với dự án xây dựng công trình thiết yếu, kết cấu hoàn trả phải bảo đảm điều kiện chất lượng bằng hoặc tốt hơn kết cấu đường bộ ban đầu; đối với dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kết cấu đường bộ được tính toán thiết kế theo các quy định hiện hành.
Đối với công trình thiết yếu, phần hoàn trả phải thực hiện khảo sát hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ (xác định các công trình ngầm nổi, xác định lưu lượng giao thông, tính toán kết cấu hoàn trả bảo đảm phù hợp với kết cấu đường bộ hiện trạng...) và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với phần hoàn trả kết cấu hạ tầng đường bộ có yêu cầu phức tạp, chủ đầu tư phải lập hồ sơ thiết kế riêng cho phần hoàn trả và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục xin cấp phép.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 5/10/2023.
-
Đoàn đại biểu 3 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới
-
Cần Thơ thông qua Nghị quyết phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
-
Phú Yên dự kiến rút ngắn thời gian cấp phép khai thác khoáng sản xuống còn một nửa
-
Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định nhiều chính sách an sinh xã hội đặc thù -
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 trên hai con số -
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản -
Sân bay Nội Bài đón thêm hãng bay quốc tế mở đường bay tới Việt Nam -
Hải Dương thông qua 41 nghị quyết với nhiều chính sách về an sinh xã hội -
Năm 2024, Đà Nẵng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP hơn 8% -
Thủ tướng Hun Manet thăm chính thức Việt Nam: Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023