-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Cứ vào dịp Trung Thu, quanh khu vực phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội lại rực rỡ sắc màu. Rất đông người dân, du khách đến thưởng thức không khí Trung Thu.
Do đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội ban hành kế hoạch phân luồng, bố trí các điểm giao thông phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2023 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ cấm các phương tiện giao thông không đi vào các đường, phố Hàng Mã (đoạn từ Hàng Cót - Hàng Gà đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân), Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Chai, Hàng Khoai (đoạn từ ngã tư Đồng Xuân - Hàng Giấy đến ngã ba Hàng Khoai - Hàng Lược) và phố Phùng Hưng (từ ngã ba Lê Văn Linh - Phùng Hưng đến Hàng Cót - Phùng Hưng.
Về phương án phân luồng, các phương tiện giao thông đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại theo các đường phố Phan Đình Phùng, Hàng Đậu, Lò Rèn, Hàng Cá, Ngõ Gạch, Hàng Vải, Lãn Ông.
Các phương tiện giao thông đi từ phía Bắc sang phía Nam và ngược lại theo các đường Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải.
Các phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp điện, xe đạp) của các hộ dân trong khu vực cấm đường để phục vụ tổ chức lễ hội Trung thu phố cổ được phép đi ra, vào và có vé của Ban quản lý lễ hội để quản lý, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn giao thông khu vực.
Lễ hội Trung thu phố cổ năm 2023 diễn ra từ ngày 22 đến 29/9 từ chợ Trung thu truyền thống Hàng Mã, khu vực chợ Đồng Xuân, kết hợp với tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy, không gian Bích Họa phố Phùng Hưng, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đến 6 phố trong khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội và nhiều điểm di sản văn hóa trên địa bàn quận.
Tại đây, nhiều hoạt động gắn với Tết Trung thu được tổ chức, như: Không gian giới thiệu sản phẩm phục vụ Trung thu, đồ chơi cho thiếu nhi; biểu diễn văn hóa nghệ thuật; trải nghiệm trò chơi dân gian; các sân chơi thi bày cỗ, thi rước đèn và hoạt động phá cỗ đêm rằm…
Cùng với đó, tại các điểm đến di sản, như: Ngôi nhà di sản - 87 phố Mã Mây, Đình Kim Ngân 42 - 44 Hàng Bạc, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật - 28 Hàng Buồm, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ - 50 Đào Duy Từ, diễn ra nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống; hướng dẫn làm đồ chơi trung thu, biểu diễn rối cạn…
-
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024