Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Hà Nội sẽ đầu tư thêm 9 khu xử lý chất thải rắn
Như Tầm - 30/04/2014 10:27
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
17 điều cấm trong Luật bảo vệ môi trường
Biomin có thêm nhà máy tại Bình Dương
Thanh tra hàng loạt doanh nghiệp về môi trường
Hà Nội đầu tư 600 tỷ đồng để đốt rác thành điện
KOICA hỗ trợ 1,5 triệu USD nghiên cứu tái chế chất thải
Phân loại, tái chế phế liệu: Ngành kinh doanh giàu triển vọng
   
  Sẽ hạn chế việc chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường  

Theo đó, chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Việc thu gom, xử lý phải ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hạn chế việc chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng.

Theo Quyết định được phê duyệt, quy hoạch phân vùng xử lý chất thải rắn theo 3 vùng:

Vùng I - Khu vực phía Bắc bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn), diện tích khoảng 1.150 km2.

Vùng II - Khu vực phía Nam gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức), diện tích khoảng 990 km2.

Vùng III - Khu vực phía Tây bao gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (Đan phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ), nội và ngoại thị xã Sơn Tây, diện tích khoảng 1.204,6 km2.

Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội xác định có 17 khu xử lý chất thải rắn trong đó 8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới, được phân theo 3 vùng nêu trên.

Vùng I có 5 khu xử lý chất thải rắn gồm: Khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng); khu xử lý chất thải rắn Việt Hùng (hiện có tiếp tục sử dụng); khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ (hiện có tiếp tục sử dụng); khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng (xây dựng mới); khu xử lý chất thải rắn Cầu Diễn (hiện có tiếp tục sử dụng).

Vùng II có 6 khu xử lý chất thải rắn, trong đó xây dựng mới 4 khu và 2 khu tiếp tục xây dựng mở rộng.

Vùng III cũng có 6 khu xử lý chất thải rắn với 4 khu xây dựng mới và 2 khu tiếp tục xây dựng mở rộng.

Bình Dương: Khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương: Khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn

(Baodautu.vn) Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước môi trường Bình Dương (Biwase) vừa chính thức khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.  Hà Nội đầu tư 600 tỷ đồng để đốt rác thành điện Gamuda chuyển giao Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư