
-
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên
-
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng
-
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất
-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
-
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, tháng 10/2022, Thủ đô có 21 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 2,7 triệu USD.
Cùng với đó, có 22 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm đạt 237,1 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 30 lượt, đạt 20 triệu USD.
![]() |
Hình minh họa |
Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, Thành phố Hà Nội đã thu hút được 1,28 tỷ USD vốn FDI, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, đăng ký cấp mới 283 dự án với số vốn đạt 185,1 triệu USD; 163 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 573 triệu USD; 324 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 521,9 triệu USD.
Trong tháng 10/2022, Thành phố Hà Nội có hơn 2.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, giảm 32%; thực hiện thủ tục giải thể cho 268 doanh nghiệp, tăng 20%; 1.264 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 50%; 824 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 24%.
10 tháng đầu năm 2022, Hà Nội có 24.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 283 nghìn tỷ đồng, tăng 7%; thực hiện thủ tục giải thể cho gần 3.000 doanh nghiệp, tăng 19%; có hơn 15.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 43%; 8.900 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 2,4%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.
Để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI vào Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, thời gian tới, Thành phố sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến gọi vốn đầu tư từ các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Âu.
Cùng với đó, Thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước.
Đồng thời, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, gắn với tạo đột phá, tạo động lực dẫn dắt tạo nền tảng phát triển lâu dài như nền tảng số, cải cách thể chế, tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính...
-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4 -
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên -
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến -
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành -
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná -
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa