Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Hà Tĩnh: Chọn lối đi riêng trong thu hút đầu tư trước ảnh hưởng dịch nCovid-19
Việt Hương - 13/03/2020 09:24
 
Môi trường thu hút đầu tư của Hà Tĩnh được xác định vai trò chủ chốt là khu kinh tế (KKT) của tỉnh này khi họ chọn cho mình một lối đi riêng trong cách tiếp cận đối tác, thị trường để thu hút đầu tư trong nhiều năm qua. Cách này đã mang về cho KKT Hà Tĩnh “trái ngọt” với 173 dự án còn hiệu lực, trở thành “hạt nhân” về thu hút vốn đầu tư.

Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 1.372 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 426.730 tỷ đồng, tương đương hơn 18 tỷ USD; trong đó, trong nước có 1.292 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 109.730 tỷ đồng và vốn FDI có 80 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 317.000 tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng ghi nhận đối với một tỉnh vốn có điểm xuất phát thấp như Hà Tĩnh.

Theo đơn vị này, trong năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 97 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 3.834 tỷ đồng và 6 dự án đầu tư FDI với tổng vốn 12,8 triệu USD. Thì riêng KKT Hà Tĩnh đã chiếm tới 13 dự án và con số này chủ yếu đầu tư vào KKT Vũng Áng với lũy kế lên đến 173 dự án đầu tư còn hiệu lực (trong đó 114 dự án đầu tư trong nước, 57 dự án FDI) thì có tới 86 dự án trong đó đã đi vào hoạt động, sản xuất ổn định, 33 dự án đang triển khai và 54 dự án chưa triển khai xây dựng.

Mục tiêu mà Hà Tĩnh đang hướng tới là trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ
Mục tiêu mà Hà Tĩnh đang hướng tới là trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là cơ sở để tỉnh này cần xây dựng được một đại dự án về cảng vận chuyển tổng hợp container tại vùng nước sâu Vũng Áng - Ảnh VH

Những lĩnh vực được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư vào Hà Tĩnh gồm: năng lượng (điện mặt trời, điện gió, điện khí), nông nghiệp công nghệ cao, du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao và giáo dục.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng chia sẽ: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi đã thông qua các nhà đầu tư đã đầu tư trực tiếp vào địa phương như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức… để nghiên cứu đánh giá tiềm năng, xu hướng và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, xây dựng hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, công nghiệp sau thép, công nghiệp công nghệ cao… để xúc tiến đầu tư.

Trong số các dự án đã triển khai đầu tư, nhiều dự án có sự đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh như: Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương; các dự án của Tập đoàn Vingroup; Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I; Dự án tổng kho xăng dầu Vũng Áng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)…

xây dựng chính sách nhằm tập trung thu hút nguồn lực đầu tư đa dạng để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Kỳ Anh theo định hướng đô thị động lực, mục tiêu phát triển bền vững hài hòa giữa công nghiệp thương mại và dịch vụ du lịch. Tạo tiền đề phát triển Vũng Áng thành đặc khu hành chính - kinh tế trong tương lai.
"Xây dựng chính sách nhằm tập trung thu hút nguồn lực đầu tư đa dạng để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Kỳ Anh theo định hướng đô thị động lực, mục tiêu phát triển bền vững hài hòa giữa công nghiệp thương mại và dịch vụ du lịch.  Sự phát triển thỉnh vượng của các dự án công nghiệp hiện nay đã tạo tiền đề phát triển Vũng Áng thành đặc khu hành chính - kinh tế trong tương lai", Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, thành công trong việc thu hút đầu tư của Hà Tĩnh phản ánh hiệu quả của chiến lược quảng bá, thu hút đầu tư của tỉnh này. Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh tích cực tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về công tác quản lý và thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng và nước ngoài.

Từ sự hỗ trợ của Trung ương, hiệu quả của những chuyến đi của các đoàn công tác mà Hà Tĩnh đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác với Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế - Bang MV của Đức; ký biên bản hợp tác với tỉnh Pocheon (Hàn Quốc); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao 9 tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng đường 8 và đường 12.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng chọn cách mời trực tiếp nhiều đoàn là đại sứ đặc mệnh toàn quyền, tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố của các nước, tập đoàn nước ngoài đã đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hà Tĩnh. Qua đó, giới thiệu về tiềm năng và nhu cầu hiện tại của địa phương để các nhà đầu tư lựa chọn những lĩnh vực và biểu hiện rõ thiện cảm của địa phương…

Được biết, trong năm 2020 này, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương. “Riêng KKT Hà Tĩnh sẽ có 21 dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư năm 2020 với tổng vốn thu hút đầu tư lên đến trên 4 tỷ USD. Trong đó có những dự án tổng vốn lớn như Dự án Xây dựng cảng tổng hợp, Container cho tàu đến 20 vạn DWT tại Cảng Sơn Dương, tổng vốn kêu gọi lên đên 800 triệu USD; Dự án xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp 500 triệu USD; Các dự án sản xuất sản phẩm từ thép 500 triệu USD; Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Kỳ Ninh 400 triệu USD….” Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng cho biết.

Mục tiêu mà Hà Tĩnh đang hướng tới là trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ.

Hà Tĩnh đề xuất mở rộng quốc lộ lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đồng ý để địa phương này đầu tư, nâng cấp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư