-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
UBND tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư. Cùng với đó, tỉnh cũng vừa công bố danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư đến năm 2030, trong đó có 9 dự án đô thị, nghỉ dưỡng với tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng.
Trong số các dự án trọng điểm, mang tính động lực được Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư đến năm 2030, có loạt dự án du lịch, nghỉ dưỡng đã được các nhà đầu tư lớn như: T&T Group; Ecopark, Onsen Fuji, GS Holding… đề xuất quy hoạch, xin chủ trương đầu tư.
Hà Tĩnh công bố 9 dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng kêu gọi đầu tư giai đoạn đến 2030. |
Cụ thể, dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí bãi nổi Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam có địa chỉ tại xã Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án du lịch, nghỉ dưỡng này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 50.403 tỷ đồng, trên diện tích 464,9 ha. Dự án này từng được Công ty cổ phần Tập đoàn T&T làm đơn vị tài trợ quy hoạch và đề xuất đầu tư vào năm 2020. Nay dự án chuẩn bị được Hà Tĩnh xem xét, đưa vào danh mục dự án kêu gọi nhà đầu tư.
Khu thương mại, dịch vụ, du lịch và thể thao phía Tây Nam của huyện Thạch Hà. Dự án du lịch này có địa chỉ tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, với số vốn đầu tư là 3.600 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng dự kiến là 1,5-2,5 tỷ đồng/ha. Hiện trạng đất hiện tại là đất rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình, cá nhân; đất sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm và đất giao thông do UBND xã quản lý.
Khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf tại Cẩm Dương, tại địa chỉ xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên cũng là một dự án du lịch nghỉ dưỡng trong điểm được Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Dự án này có tổng mức đầu tư dự án là 3.000 tỷ đồng; dự kiến số tiền giải phóng mặt bằng là 2-2,5 tỷ đồng/ha. Dự án du lịch này chưa xác lập diện tích cho đến khi lập dự án. Hiện trạng đất cũng là đất hỗn hợp, chưa giải phóng mặt bằng.
Tổ hợp dự án khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và sân golf tại thị trấn Thiên Cầm. Tổng mức đầu tư dự án là 3.000 tỷ đồng, với diện tích là 185ha. Riêng tiền giải phóng mặt bằng sẽ là 900-1.000 tỷ đồng. Hiện trạng đất dự án du lịch này đang là đất hỗn hợp.
Tổ hợp dự án khu đô thị, du lịch và sân gôn Kỳ Nam, tại địa chỉ xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Dự án có tổng mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 500-600 tỷ đồng. Diện tích dự án lên tới 300 ha. Hiện trạng đất là đất hỗn hợp.
Tổ hợp nghỉ dưỡng, sân golf quốc tế Thịnh Lộc, tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này có tổng diện tích là 165 ha và với tổng số tiền đầu tư là 2.000 tỷ đồng; dự kiến tiền giải phóng mặt bằng là 200-300 tỷ đồng. Hiện trạng đất là đất hỗn hợp.
Tổ hợp dự án đô thị, du lịch nghỉ dưỡng Văn Trị, thuộc địa phận hai xã Thạch Văn và Thạch Trị, huyện Thạch Hà. Dự án du lịch này có tổng vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng là 450-600 tỷ đồng. Diện tích là 200ha. Hiện trạng đất là đất hỗn hợp.
Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao Kỳ Ninh, tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này cũng chưa xác lập diện tích đầu tư, nhưng tổng vốn dự kiến ban đầu là 1.500 tỷ đồng. Riêng tiền giải phóng mặt bằng dự kiến là 1,5-2,5 tỷ đồng/ha.
Khu đô thị mới Hàm Nghi, nằm trên trục đường Hàm Nghi, huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh. Dự án này được quy hoạch xây dựng trên diện tích 136,8 ha thuộc địa giới hành chính phường Thạch Linh, Hà Huy Tập (TP. Hà Tĩnh) và các xã Thạch Tân, Thạch Đài (huyện Thạch Hà). Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 23.545 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).
Hiện trạng đất là đất hỗn hợp, phần lớn là đất nông nghiệp và chưa giải phóng mặt bằng. Riêng tiền giải phóng mặt bằng sẽ là 450 - 600 tỷ đồng. Dự án đã được Hà Tĩnh công bố danh mục dự án kêu gọi nhà đầu tư đăng ký vào năm 2020 và Công ty cổ phần Vinhomes (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Phát triển thương mại Việt An trúng sơ tuyển nhưng các nhà đầu tư này đã có có văn bản xác nhận không tiếp tục tham gia dự thầu.
Hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn tất hồ sơ kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án, tất cả 9 dự án đều thông qua hình thức đấu thầu.
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi