
-
Khởi công dự án 120 triệu USD tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái
-
Lấy ý kiến nhà đầu tư ngoại về khung giá mua điện gió ngoài khơi
-
Kiên Giang triển khai 21 dự án phục vụ APEC 2027, tổng mức đầu tư hơn 137.138 tỷ đồng
-
Trục giao thông Đông Tây: Động lực phát triển kinh tế và liên kết vùng ở Hải Dương
-
Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: EVN đề nghị Bộ Công thương đánh giá tác động tổng thể -
EVNGENCO2 đề xuất Dự án thủy điện Quảng Trị mở rộng
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) Thăng Long tại thị xã Kinh Môn được được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận tại Quyết định chủ trương đầu tư số 4055/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Dự án có quy mô 61,8 ha, trong đó: diện tích xây dựng CCN Thăng Long là 49,7 ha; diện tích giao thông kết nối và phụ cận là 12 ha. Theo quyết định chủ trương đầu tư thì tiến độ thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sẽ đưa vào khai thác trong quý 4/2022.
Tuy nhiên, theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 2121/BC-SKHĐT ngày 04/8/2023 và Hồ sơ đề xuất điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Thăng Long, thị xã Kinh Môn của Công ty TNHH hạ tầng Thuận An Phát, UBND tỉnh Hải Dương đã chấp thuận điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án: Xây dựng hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động đồng bộ trước ngày 3/7/2025. Ngoài nội dung điều chỉnh trên, các nội dung khác của dự án giữ nguyên theo Quyết định số 4055/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Hải Dương.
Theo đó, khu vực quy hoạch dự án thuộc địa phận xã Thăng Long, có ranh giới phía Đông Bắc giáp đường quy hoạch mở rộng đi xã Lạc Long; phía Tây Nam giáp hành lang tuyến ống dầu và đường quy hoạch; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, dân cư thôn Trung Hoà; phía Tây Bắc giáp Tỉnh lộ 389 và khu dân cư hiện có.
Các ngành nghề thu hút đầu tư là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất truyền thống, thủ công mỹ nghệ; cơ khí chế tạo máy; sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành, nghề, sản phẩm có thế mạnh địa phương; các ngành nghề có công nghệ sản xuất hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, thu hút, giải quyết được nhiều lao động của địa phương. Quy hoạch phân khu các chức năng chính CCN bao gồm: Khu hành chính, dịch vụ; Khu nhà máy, xí nghiệp; Khu hạ tầng kĩ thuật và khu cây xanh.
Hiện trên địa bàn tỉnh đã thành lập 58 cụm công nghiệp với diện tích đất 2.934,42 ha, trong đó 32/58 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút trên 400 Dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Trong định hướng giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hải Dương quy hoạch có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô là 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô là 3.209 ha, 6 trung tâm logistics và phát triển một khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía Nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc hai huyện Bình Giang và Thanh Miện.

-
Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: EVN đề nghị Bộ Công thương đánh giá tác động tổng thể -
EVNGENCO2 đề xuất Dự án thủy điện Quảng Trị mở rộng -
Lâm Đồng chấm dứt hoạt động dự án chậm tiến độ gần 6 năm ở hồ Tuyền Lâm -
TP.HCM sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư công nghệ cao từ Pháp -
Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công tư -
Kiến nghị làm song song các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chứng khoán
-
SeABank thông báo mời thầu