-
TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quả -
Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp -
Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cầu Đại An 250 tỷ đồng -
Cầu Quảng Đà sẽ thông xe trong dịp 50 năm giải phóng Đà Nẵng - Quảng Nam -
Đề xuất xây dựng nhà máy xi măng Roli Quảng Trị -
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối
Thông tin trên từ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023 được UBND tỉnh Hải Dương trình Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa XVII (kỳ họp chuyên đề).
Ông Lê Hồng Diên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương trình bày báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023. Ảnh: Báo Hải Dương |
Cụ thể, tổng kế hoạch vốn thanh toán năm 2022 là gần 5.979 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là gần 5.526 tỷ đồng, vốn nước ngoài là gần 453 tỷ đồng. Đến ngày 31/7, tỉnh đã giải ngân gần 2.278 tỷ đồng, đạt 38,1% kế hoạch vốn thanh toán cả năm. Nếu loại trừ vốn tăng thu ngân sách năm 2021 (hơn 281,6 tỷ đồng) và vốn ngân sách Trung ương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mới giao bổ sung, tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/7 đạt 40,8% kế hoạch.
Theo UBND tỉnh Hải Dương, dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2022 khiến việc hoàn thiện các thủ tục, lựa chọn nhà thầu và tiến độ đầu tư dự án rất chậm, trực tiếp ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư.
Nhiều chủ đầu tư trì trệ, chưa tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công. Một số dự án chuyển tiếp và khởi công mới chậm hoàn thiện thủ tục về đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, trình thẩm định, phê duyệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng. Giá cả vật liệu tăng cao gây khó khăn cho nhà thầu xây dựng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, làm chậm tiến độ thực hiện. Đây là những khó khăn, áp lực trong thời gian cuối năm 2022 và những năm tiếp theo.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu năm 2022 giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2022, bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu đến ngày 30/9 giải ngân từ 70% trở lên đối với các dự án chuyển tiếp và 60% trở lên đối với dự án khởi công mới; bảo đảm giải ngân hết 100% kế hoạch vốn trong năm 2022; tập trung triển khai thực hiện những nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua.
Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII (kỳ họp chuyên đề) |
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương, chủ đầu tư phải xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu và thực hiện dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt, bảo đảm yêu cầu về chất lượng công trình.
Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tiếp tục rà soát, lập tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân và cam kết giải ngân vốn năm 2022 theo kế hoạch đã lập của từng dự án (bao gồm cả đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn nếu dự kiến năm 2022 không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn giao). Gửi bản đăng ký tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân và cam kết giải ngân về cơ quan kế hoạch và đầu tư, tài chính, kho bạc nhà nước để theo dõi thực hiện. Kết quả giải ngân của từng dự án là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.
Trường hợp không hoàn thành giải ngân theo kế hoạch lập (trừ lý do khách quan, bất khả kháng), kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân có liên quan nếu năm 2022 giải ngân không đạt 100% kế hoạch vốn thanh toán...
-
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
Khơi dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ châu Âu -
Ba dự án quan trọng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị chậm tiến độ -
Thời điểm lý tưởng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế -
Đầu tư 2.200 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Nghĩa Hưng, tỉnh Bắc Giang -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân -
Đầu tư hơn 2.806 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Song Mai - Nghĩa Trung
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa