-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) vừa công bố cáo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần đạt gần 55,9 tỷ đồng, giảm gần 78% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, vì kinh doanh dưới vốn, nên doanh nghiệp ghi nhận lỗ gộp gần 536 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 có lãi hơn 100 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ gần 10 tỷ đồng lên hơn 75 tỷ đồng, chủ yếu là lãi bán các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, công ty còn có khoản lãi gần 6 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết. Do đó, quý này, Hải Phát có lãi hơn 17 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.
Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của Hải Phát Invest đạt hơn 21 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ.
Theo giải trình của doanh nghiệp, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do sản phẩm căn hộ chưa hoàn thành bàn giao đến người mua và lợi nhuận của các công ty thành viên đều giảm.
Năm 2022, Hải Phát Invest đặt kế hoạch doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I, doanh nghiệp chỉ mới hoàn thành 2% kế hoạch lợi nhuận và 4,6% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Dù ghi nhận lợi nhuận cao, nhưng dòng tiền kinh doanh trong năm của công ty tiếp tục âm hơn 417 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái âm hơn 355 tỷ đồng). Nguyên nhân là hàng tồn kho và khoản phải trả của doanh nghiệp tăng cao, mỗi khoản mục hiện đang ghi nhận hơn 149 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Hải Phát Invest đạt gần 10.290 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Chủ yếu tăng mạnh ở các khoản phải thu dài hạn, từ gần 563 tỷ đồng lên gần 1.214 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có khoản bất động sản đầu tư hơn 976 tỷ đồng và gần 97 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chủ yếu tại các dự án như Tân Tây Đô, dự án Đồng Quang…
Nợ phải trả của Hải Phát Invest tại thời điểm cuối tháng 3 ghi nhận hơn 6.743 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm (chiếm 65% nguồn vốn, gấp gần 1,9 lần vốn chủ sở hữu). Trong đó, tổng dư nợ đi vay chiếm gần 5.510 tỷ đồng.
-
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán