
-
Hà Lan đẩy mạnh hợp tác phát triển xanh với Việt Nam
-
Sắc xanh ở nhà máy thép Formosa
-
Trao đi là còn mãi
-
Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ "Đổi mới xanh"
-
Quỹ Tài trợ khát vọng tương lai trao tặng gần 3 tỷ đồng học bổng cho sinh viên -
Đề xuất thêm thời gian để chi trả xong chế độ phòng, chống Covid-19
Từ năm 2019 đến nay, thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các quận, huyện hiện có 1.000 sản phẩm có thể tham gia xếp hạng OCOP nhưng mới có 45 sản phẩm được xếp hạng với 8 doanh nghiệp được hỗ trợ để cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại. Các sản phẩm đăng ký tham gia xếp hạng OCOP sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên chủ doanh nghiệp, hợp tác xã chưa chủ động bỏ kinh phí để nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, quy trình sản xuất để đủ điều kiện xếp hạng theo quy định. Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng của thành phố và so với các địa phương bạn.
Trong năm 2020, toàn thành phố có 33 sản phẩm được xếp hạng OCOP, trong đó, có 20 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao. Trước đó, năm 2019, có 12 sản phẩm xếp hạng, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao. Để thành phố sớm có thêm nhiều sản phẩm được xếp hạng OCOP, cần các cấp, ngành quan tâm hơn nữa. Theo quyết định, trong giai đoạn 2021- 2025, Hải Phòng sẽ phát triển và nâng cấp 335 sản phẩm OCOP với kinh phí hơn 165 tỷ đồng.
![]() |
Cá mòi Làng Chài, Kiến Thụy - một trong những sản phẩm OCOP của thành phố Hải Phòng |
Bên cạnh đó, củng cố và phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh, lựa chọn phát triển và cơ cấu lại từ 50 - 100 tổ chức kinh tế là các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, hoàn thiện nâng cấp phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị cho ít nhất từ 150 - 200 sản phẩm có tiềm năng và khả năng thương mại...
Cụ thể, tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 6 nhóm gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, thủ công mỹ nghệ trang trí, dịch vụ du lịch và điểm du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, UBND thành phố nhấn mạnh, cần rà soát lại hệ thống quản lý điều hành Chương trình OCOP từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn; phấn đấu 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP các cấp được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành; 100% các nhà quản lý của các doanh nghiệp, HTX, chủ độ có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP được đào tạo kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất kinh doanh.
Đến thời điểm hiện tại, thành phố Hải Phòng đã có khoảng 30 chủ thể đăng ký với khoảng 70 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021. TP. Hải Phòng cũng đang hướng dẫn cho các chủ thể trong việc lập hồ sơ cho các sản phẩm dự thi OCOP, phấn đấu trong năm 2021, thành phố sẽ nâng cấp ít nhất 1 sản phẩm 4 sao lên 5 sao; 5 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao; tiêu chuẩn hóa ít nhất 200 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP thành phố, trong đó có ít nhất 30 sản phẩm đạt 4 sao, 5 sản phẩm đạt 5 sao...
![]() |
Gạo ruộng rươi -một trong những sản phẩm OCOP của Hải Phòng |
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đang thực hiện tại 217 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, 7 quận của thành phố. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Hải Phòng.
Việc triển khai chu trình OCOP, bao gồm: tuyên truyền, hướng dẫn về chương trình; nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; nhận phương án sản xuất kinh doanh; triển khai phương án sản xuất kinh doanh; đánh giá, phân hạng sản phẩm và xúc tiến thương mại. Trong đó, tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 6 nhóm gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, thủ công mỹ nghệ trang trí, dịch vụ du lịch và điểm du lịch cộng đồng.
Trong giai đoạn 2026 – 2030 đánh giá lại các sản phẩm của giai đoạn 2021 – 2025, hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm tiềm năng thuộc các nhóm sản phẩm OCOP, tiếp tục hỗ trợ và phát triển mới các tổ chức kinh tế làm sản phẩm OCOP.

-
Quảng Nam: Bờ kè kiên cố ở biển Tam Thanh bị sóng đánh sạt lở nghiêm trọng -
Chạy vì trái tim 2023 – Năm thứ chín hành trình yêu thương nối những nhịp tim -
Trao đi là còn mãi -
Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ "Đổi mới xanh" -
Quảng Ngãi hỗ trợ 1.201.335 kg gạo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 -
Vega City trao quà Tết cho 120 hộ nghèo phường Vĩnh Hòa và Vĩnh Phước, TP. Nha Trang -
Vietnam Beverage và C asean trao vật phẩm hỗ trợ phòng chống thiệt hại thiên tai cho các trường học tại miền Trung
-
1 Quỹ đầu tư mạo hiểm tìm nơi rót vốn
-
2 Hội nghị tín dụng bất động sản: Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh… nói gì
-
3 Hàng loạt doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ trái phiếu
-
4 Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc: Rộng cửa đón cảng hàng không dân dụng mới
-
5 Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ về 5 kênh đầu tư cơ bản trong năm 2023
-
Tập đoàn F.I.T lọt Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Đảng ủy PV GAS tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH