-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại
Tính đến ngày 31/12/2024, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Hải Phòng đạt 4,94 tỷ USD (cả điều chỉnh tăng vốn) đứng ở vị trí thứ hai trong các tỉnh, thành phố của cả nước. Như vậy, năm 2024, thu hút FDI của địa phương này tăng hơn 34% so với cùng kỳ và vượt 145% kế hoạch năm.
Cụ thể, Hải Phòng có 126 dự án vốn đăng ký cấp mới và 72 dự án điều chỉnh với số vốn tăng thêm là hơn 3,724 tỷ USD. Lũy kế đến nay, Hải Phòng có 1.020 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 33,8 tỷ USD. Tỷ lệ các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistics đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng đạt trên 77%. Việc nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn vào Hải Phòng cho thấy sức hút ngày càng lớn của thành phố này.
Điều này một lần nữa được Tổng giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam, ông Choi In Kwan khẳng định, Hải Phòng là thành phố lý tưởng cho doanh nghiệp và là nơi có nhiều nhân lực xuất sắc với hệ thống hạ tầng tốt như cảng biển, sân bay quốc tế.
Năm qua, Hải Phòng tập trung xúc tiến tại những thị trường trọng điểm, có tìm hiểu, chọn lựa trước. Việc này góp phần giúp Thành phố thu hút được dòng vốn FDI chất lượng. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như LG, Pegatron, USI, Bridgestone... đã đến Hải Phòng, kéo theo nhiều dự án vệ tinh trong chuỗi cung ứng, hình thành các chuỗi liên kết.
Vào tháng 11/2024, UBND TP. Hải Phòng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án mới và mở rộng tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố, với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1,8 tỷ USD. Tiêu biểu là Dự án Đầu tư mở rộng của LG Display Việt Nam tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, tăng vốn đầu tư từ 4,65 tỷ USD lên 5,65 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD). Hay Dự án của nhà đầu tư Heesung (Hàn Quốc) tăng vốn từ 154 triệu USD lên 279 triệu USD...
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Heza) cho biết: “Bước vào năm 2025, với mục tiêu thu hút 4,5 tỷ USD, Heza sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng thu hút đầu tư đối với các ngành, lĩnh vực thuộc 3 trụ cột kinh tế được xác định là cảng biển, logistics, công nghiệp công nghệ cao. Những giải pháp căn cơ này đã và đang được Hải Phòng thực hiện quyết liệt để giữ vững sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư”.
Cũng theo ông Kiên, Hải Phòng sẽ phát triển khu kinh tế ven biển phía Nam. Cùng với đó, triển khai các khu công nghiệp mới, khu công nghiệp sinh thái. Đồng thời tăng cường chuyển đổi số, hoàn thiện công tác tinh gọn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng công tác quản lý, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để Thành phố tiếp tục là điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư.
Còn với Quảng Ninh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là một trong những trụ cột dẫn dắt mới. Năm 2024, ngành này với các dự án trọng điểm trong khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính cho kinh tế - xã hội của Quảng Ninh. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 12,5% trong GRDP của tỉnh, dự kiến hết năm 2025, tỷ lệ này sẽ được nâng lên 15%.
Nhờ công tác xúc tiến đầu tư có hiệu quả, năm 2024, thu hút đầu tư tại tỉnh đã có những kết quả nổi bật. Lũy kế đến tháng 12/2024, trên địa bàn toàn tỉnh thu hút đầu tư FDI đạt 2,88 tỷ USD, đứng thứ tư cả nước, ngay sau TP.HCM. Tính riêng trên địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút thêm 2,64 tỷ USD (chiếm 92% toàn tỉnh), trong đó cấp mới 42 dự án đầu tư (gồm 35 dự án FDI); điều chỉnh 77 lượt dự án (gồm 63 dự án FDI), có 33 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư (gồm 29 dự án FDI). Còn tổng thể, tỉnh cấp mới cho 43 dự án đầu tư đạt 2,07 tỷ USD, 31 dự án tăng vốn đạt 804,8 triệu USD.
Vào tháng 7/2024, Tập đoàn Foxconn tiếp tục triển khai 2 dự án, gồm Dự án Sản phẩm giải trí thông minh tại Khu công nghiệp Sông Khoai và Dự án Hệ thống thông minh tại DEEP C Quảng Ninh II, với tổng vốn đầu tư hơn 550 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn này vào Quảng Ninh lên hơn 1 tỷ USD. Đây đều là những dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư của Quảng Ninh.
“Để đạt được kết quả thu hút đầu tư như trên, có thể thấy rõ sự chủ động, quyết liệt khắc phục những khó khăn về giải phóng mặt bằng, cấp điện, nước, đảm bảo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu cho nhà đầu tư thực hiện dự án của tỉnh Quảng Ninh”, ông Phạm Xuân Đài, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh chỉ ra nguyên nhân thành công.
-
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025?
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024