-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản một vụ phá rừng tại Lâm Đồng. |
Hơn 200 dự án vi phạm
Từ năm 2018 đến hết quý I/2022, hơn 204 ha rừng tại Lâm Đồng đã bị “xóa sổ”. Con số này thể hiện tại Báo cáo số 67/BC-UBND về kết quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2018 đến hết quý I/2022 mà UBND tỉnh Lâm Đồng vừa gửi Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, 12.240,5 m3 lâm sản cũng “không cánh mà bay”.
Trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 2.856 vụ vi phạm (1.516 vụ đã xác định đối tượng vi phạm, chiếm 53% và 1.340 vụ chưa xác định đối tượng vi phạm, chiếm 47%). Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, số vụ vi phạm, diện tích, khối lượng lâm sản thiệt hại đã giảm dần qua các năm, đặc biệt là giảm sâu trong các năm 2020, 2021 và quý I/2022.
Đáng chú ý, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã giao doanh nghiệp một lượng lớn diện tích rừng và đất để thực hiện hàng trăm dự án, nhưng khoảng 2/3 số dự án này thực hiện không đúng các hạng mục đầu tư, tiến độ đầu tư chậm, để mất rừng, để đất lâm nghiệp được giao bị lấn chiếm tràn lan.
Đặc biệt, số dự án đã thu hồi từ năm 2008 đến nay là 208 dự án/30.469 ha; gồm 172 dự án thu hồi toàn bộ (22.226 ha) và 36 dự án thu hồi một phần (4.242 ha) do vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Lâm nghiệp.
“Quy đổi” rừng xanh thành… tiền
Những doanh nghiệp được giao thực hiện dự án mà để mất rừng, tỉnh Lâm Đồng “đòi lại” bằng một khoản tiền gọi là “bồi thường tài nguyên rừng”. Điều này đồng nghĩa, sau khi “thả gà ra đuổi”, thì hàng trăm héc-ta rừng xanh lúc này đã được “quy đổi” thành… tiền. Thế nhưng, việc “đòi lại” diện tích rừng đã mất bằng… tiền cũng vô cùng gian nan.
Đơn cử là Dự án Trồng rừng kinh tế và quản lý bảo vệ rừng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng do Công ty cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuyên Lâm (gọi tắt là Công ty Vĩnh Tuyên Lâm) làm chủ đầu tư (bị chấm dứt hoạt động từ ngày 15/4/2022).
Theo Kết luận thanh tra số 2094/KL-UBND, ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, diện tích rừng bị phá tại Dự án này là 105,74 ha; diện tích bị lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp là 6,82 ha.
Còn theo hồ sơ kiểm kê tài nguyên rừng trên diện tích đất thuê để thực hiện Dự án Trồng rừng kinh tế và quản lý bảo vệ rừng do Công ty cổ phần Tư vấn lâm nông nghiệp Lâm Đồng thiết lập kèm Tờ trình ngày 7/5/2020 của Công ty Vĩnh Tuyên Lâm đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thẩm định (tháng 7/2020), thì “diện tích đất có rừng là 206,96 ha; giảm hơn 99,9 ha so với diện tích đất có rừng thời điểm Công ty Vĩnh Tuyên Lâm được thuê đất. Đó là chưa kể diện tích đất bị người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp lên đến 71,52 ha.
Ngày 6 và 7/12/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cùng UBND huyện Đức Trọng và các cơ quan, đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu và thực tế hiện trường dự án của Công ty Vĩnh Tuyên Lâm để xác định tài nguyên rừng bị thiệt hại.
Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng và Công ty Vĩnh Tuyên Lâm chưa cung cấp được hồ sơ vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản sản trái pháp luật trên diện tích rừng thuộc phạm vi ranh giới đất mà Công ty Vĩnh Tuyên Lâm được thuê, theo Kết luận thanh tra số 2094/KL-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Cho rằng, có sự sai khác về diện tích giữa Kết luận số 2094/KL-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng (tổng diện tích rừng bị mất tại Dự án của Công ty Vĩnh Tuyên Lâm là 105,74 ha) và Văn bản số 955/TĐ-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (diện tích rừng năm 2020 giảm so với năm 2010 là hơn 99,9 ha), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành xác định để thống nhất số liệu tài nguyên rừng bị thiệt hại, nhưng xác định tới lui mà vẫn chưa chốt được con số.
Rốt cuộc, cơ quan này phải đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, thống nhất chủ trương cho Công ty Vĩnh Tuyên Lâm được ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị có chức năng giải đoán ảnh vệ tinh tại các thời điểm (thời gian) khác nhau để giải đoán, xác định diễn biến hiện trạng rừng tại Dự án do Công ty Vĩnh Tuyên Lâm làm chủ đầu tư tại thời điểm công ty này được thuê đất và thời điểm hiện tại. Chi phí thực hiện hợp đồng giải đoán và xác định diễn biến hiện trạng rừng do Công ty Vĩnh Tuyên Lâm chi trả.
Trong khi đó, Công ty Vĩnh Tuyên Lâm có Đơn khiếu nại, cầu cứu khẩn cấp số 05/BC-VTL ngày 20/11/2020 cho rằng, doanh nghiệp không làm mất rừng, không có rừng bị mất, mà chỉ là sai sót trong kiểm kê và thẩm định hiện trạng tài nguyên rừng.
Một trường hợp khác, việc mất rừng xảy ra tại Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Phương Nam (gọi tắt là Công ty Phương Nam) cũng khiến ngành lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng phải “vò đầu bứt tai”.
Cụ thể, ngày 2/2/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tiến hành thẩm định hiện trạng tài nguyên rừng trên diện tích được giao phục vụ chuyển sang hình thức thuê đất, thuê rừng của Công ty Phương Nam, thì trên diện tích rừng do công ty này quản lý bị mất 38,56 ha rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đối với toàn bộ diện tích rừng bị mất, Công ty Phương Nam có trách nhiệm bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị mất theo quy định.
Tuy nhiên, Quyết định số 513/QĐ-UB, ngày 17/8/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao đất, giao rừng để quản lý bảo vệ, trồng rừng kết hợp xây dựng khu dịch vụ du lịch dã ngoại chỉ đề cập diện tích, trạng thái rừng, không đề cập trữ lượng rừng. Hơn nữa, trước khi giao rừng, không có cơ quan nào lập hồ sơ kiểm kê tài nguyên rừng. Do đó, Sở không có cơ sở để tính toán tiền đền bù thiệt hại tài nguyên rừng và yêu cầu Công ty Phương Nam đền bù.
Để không làm thất thoát ngân sách nhà nước cũng như nghĩa vụ của nhà đầu tư liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp, sở này chỉ còn cách đề xuất phương pháp tính tiền đền bù thiệt hại tài nguyên rừng trên diện tích rừng bị mất tại Dự án của Công ty Phương Nam bằng với số tiền theo đơn giá trồng rừng thay thế đối với rừng tự nhiên (theo Quyết định số 2155/QĐ-UBND, ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt đơn giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh) là hơn 9,4 tỷ đồng.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Việc tỉnh Lâm Đồng cho doanh nghiệp thuê rừng và đất rừng, sau đó doanh nghiệp để mất rừng tràn lan đề cập ở trên đặt ra dấu hỏi lớn về công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng của các cấp chính quyền địa phương này.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, một số sở, ban, ngành, địa phương chưa quyết liệt thực hiện những chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được ngăn chặn triệt để; vẫn còn xảy ra các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật có tính chất phức tạp, nổi cộm, gây thiệt hại lớn đến rừng nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý...
Một số doanh nghiệp được thuê đất, thuê rừng thực hiện dự án đầu tư chậm, thực hiện không đúng các hạng mục đầu tư đã được phê duyệt; để mất rừng, để đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật; chưa chấp hành việc nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng đối với diện tích bị mất.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng, chủ rừng chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; công tác điều tra, đấu tranh với các đối tượng có hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt.
Về nguyên nhân khách quan, UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, do lực lượng kiểm lâm còn thiếu so với định mức được giao; lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách mỏng; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng; chế độ đãi ngộ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện nay…
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024