
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
VNCA kiến nghị Chính phủ áp dụng thuế xuất khẩu clinker 0%. |
Ngày 14/5, Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị nội dung sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP về việc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu clinker xi măng 0%.
Theo Hiệp hội này, clinker xi măng không phải là đối tượng áp dụng khoản 23 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ”.
Tại Công văn số 3242/BXD-VLXD ngày 24/12/2018 gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cho biết, mặt hàng clinker là sản phẩm được hình thành sau khi nung luyện hỗn hợp nguyên liệu được nghiền mịn từ đá vôi, đất sét và một số phụ gia đến nhiệt độ khoảng 1.450 - 1.500°C. Do đó, mặt hàng clinker không phải là tài nguyên khoáng sản.
Như vậy, clinker xi măng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 3 của Luật thuế giá trị gia tăng (Luật số 13/2008/QH12, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội) và Nghị định số 146/20 17/NĐ-CPT.
Nhưng hiện nay, clinker xi măng xuất khẩu được đưa vào nhóm hàng hóa chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu 10% (Phụ lục I. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục hàng hóa chịu thuế, Nghị định 26/2023/NĐ-CP) là không phù họp với Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
Do đó, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cùng các doanh nghiệp sản xuất xi măng đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét các kiến nghị của Hiệp hội về việc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu clinker xi măng bằng 0% trong bối cảnh ngành xi măng gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.
Được biết, thuế xuất khẩu clinker đã tăng lên 10% từ đầu năm ngoái đã tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhiều thị trường đã giảm nhập khẩu clinker của Việt Nam.
Năm 2023, ngành xi măng xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đây là năm thứ 2, xuất khẩu sụt giảm mạnh, chỉ quanh mức 31-32 triệu tấn. So với kỷ lục xuất khẩu gần 46 triệu tấn của năm 2022, ngành xi măng chưa biết khi nào quay trở lại ngưỡng này.
Hiện, cả nước có 61 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn.
Lượng xi măng tiêu thụ nội địa năm 2023 chỉ bằng 84% năm 2022, còn lượng xuất khẩu xi măng năm 2023 bằng 99% năm 2022. Ngành xi măng đang gặp khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hoặc bán một phần nhà máy cho nước ngoài.
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn