
-
Hưng Yên thông qua 9 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố
-
VIREA bắt tay 3 đối tác chiến lược, thúc đẩy công nghiệp xây dựng xanh
-
Đà Nẵng và Quảng Nam lập Ban Chỉ đạo về sáp nhập tỉnh giữa hai địa phương
-
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho địa phương tự chủ -
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 50 đại biểu đến từ một số bộ ngành liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, đại diện chính quyền địa phương thuộccác địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Sau gần hai năm thực hiện, dự án đã xây dựng và phát triển những mô hình và thực tiễn tốt được cộng đồng và chính quyền địa phương đánh giá cao như Cơ chế phối phối hợp phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng, Mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu - Trồng rau hữu cơ trong nhà lưới, Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật dữ liệu về rủi ro thiên tai và tính dễ bị tổn thương, vận hành hệ thống cảnh báo sớm, và xây dựng kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
![]() |
iễn tập phòng chống lụt bão cấp huyện ở huyện kế Sách. |
Theo nghiên cứu đầu kỳ của dự án, 13% hộ gia đình bị mất hoàn toàn hoặc buộc phải bỏ hoang diện tích đất đai/mặt nước sản xuất hoặc giảm hệ số sử dụng đất nông nghiệp. 6,3% hộ gia đình phải bỏ tiền để khắc phục các vấn đề liên quan đến nguồn nước sinh hoạt hoặc dịch bệnh. Bình quân mỗi hộ bị ảnh hưởng phải bỏ tới hơn 73 ngày công lao động/hộ để khắc phục các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những con số nêu trên đã cho thấy tác động to lớn đến đời sống và sản xuất của người dân tại đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Bên cạnh những ảnh hưởng từ bão, lũ, theo ước tính, cứ mỗi mét nước biển dâng cao hơn, sẽ có ít nhất 23% diện tích đất đồng bằng sông Cửu Long bị ngập dưới biển, đồng nghĩa với việc ít nhất 30 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa, đất đai, sinh kếtrên chính quê hương của mình.
Tại Hội thảo, nhiều giải pháp đã được các chuyên gia, đại diện các bộ, ngành, địa phương đưa ra nhằm tăng năng lực ứng phó cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy các cơ hội hợp tác giữa các tổ chức để chung tay giải quyết các vấn đề về ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Ông Vũ Bá Quan - Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết “Mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới cho các hộ nghèo, dân tộc ở các 3 xã của huyện Kế Sách được Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao vì đây mô hình đầu tiên ở Sóc Trăng tập trung hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng tiếp tục sản xuất và cải thiện thu nhập trong bối cảnh điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng bất lợi trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai do dự án hỗ trợ xây dựng và hoàn chỉnh giúp làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là vai trò tích cực của các nhóm cộng đồng. Đây là 2 thành công quan trọng của dự án.”
Bà Hoàng Phương Thảo – Giám đốc điều hành AFV chia sẻ: “Ứng dụngPDG trên điện thoại thông minhgiúp người dân, đặc biệt phụ nữ và thanh niên có thể tham gia cung cấp các thông tin liên đến các hiện tượng thiên tai xảy ra ở địa phương mình cho các cơ quan liên quan, đòng thời nhận các thông tin cảnh báo sớm về thiên tai có thể xảy ra để có kế hoạch ứng phó kịp thời.Thông tin tổng hợp từ phần mềm sẽ được phân tích và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai(PNGNTT) của địa phương.Bên cạnh đó, các kế hoạch PNGNTT các cấp được xây dựng với sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng; các kế hoạch này được lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương để có sự phân bổ ngân sách và nguồn lực phù hợp cho việc triển khai.”
Nâng cao năng lực của cộng đồng (đặc biệt là phụ nữ, thanhniên dân tộc thiểu số) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cựccủa biến đổi khí hậu và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Các bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộngđồng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong quá trình triển khai dự án được nhân rộng tại cấp tỉnh và cấp quốc gia.

-
Hưng Yên thông qua 9 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố
-
VIREA bắt tay 3 đối tác chiến lược, thúc đẩy công nghiệp xây dựng xanh
-
Đà Nẵng và Quảng Nam lập Ban Chỉ đạo về sáp nhập tỉnh giữa hai địa phương
-
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho địa phương tự chủ -
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương -
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024 -
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam -
Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước -
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025