
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
UBND tỉnh Hoà Bình đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy Xi măng Xuân Thiện. |
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hoà Bình năm 2023, tỉnh Hoà Bình đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 16 dự án với tổng vốn đầu tư gần 49.000 tỷ đồng.
Trong đó, dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ của Công ty TNHH Xuân Thiện Hoà Bình, thuộc CTCP Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group), có tổng vốn đầu tư lớn nhất, lên đến 29.800 tỷ đồng.
Theo thông tin từ doanh nghiệp, dự án có công suất 10 triệu tấn xi măng/năm. Năm 2021, HĐND tỉnh Hoà Bình đã phê duyệt nghị quyết chuyển mục đích sử dụng hơn 48 ha đất rừng để thực hiện đầu tư dự án trên.
Trước đó, vào năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Bộ Xây dựng xem xét đưa Dự án nhà máy Xi măng Xuân Thiện có công suất 6,75 triệu tấn/năm vào Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
Ngoài nhà máy xi măng công suất lớn tại Hòa Bình vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Tập đoàn Xuân Thiện cũng đang thực hiện đầu tư hai dự án khác tại huyện Lạc Thuỷ, Hòa Bình, gồm, dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện - Cảng Xuân Thiện và Nhà máy lắp ráp pin mặt trời Xuân Thiện.
Thành lập từ năm 2000, Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực thông qua các công ty thành viên như năng lượng (thuỷ điện, điện mặt trời, điện gió), vật liệu xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao, khách sạn - nghỉ dưỡng.
Tập đoàn đã đầu tư dự án Thủy điện Suối Sập 1 và đưa vào phát điện thành công trong năm 2011, đây cũng là dự án thủy điện đầu tiên của Tập đoàn. Sau đó, Tập đoàn này nhanh chóng triển khai đầu tư hàng loạt các Cụm dự án thủy điện có quy mô với công nghệ hiện đại và bền vững như Cụm thủy điện Suối Sập, Cụm thủy điện Háng Đồng (với tổng công suất 125 MW) tại tỉnh Sơn La; Cụm thủy điện Khao Mang (tổng công suất 145MW) tại tỉnh Yên Bái và Cụm thủy điện Sông Lô 3,5,6 (tổng công suất 130 MW) tại tỉnh Hà Giang.
Trong lĩnh vực đầu tư xi măng, Tập đoàn sở hữu một loạt nhà máy công suất lớn, như Dây chuyền 2 xi măng Xuân Thành tại Hà Nam 4,5 triệu tấn…Ngoài ra, dây chuyền 3 tại Hà Nam công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm đang chuẩn bị đưa vào vận hành....

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower