![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/tuyetanh/2025/02/08/xay-dung-hoa-binh-da-lai-acv-lai-dam-vietjet-hop-tac-voi-openairlines1738986603.jpg)
-
Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlines
-
Hóa giải thách thức từ nguy cơ thương chiến thế giới
-
Lập Tổ triển khai xây dựng quy trình thủ tục hải quan
-
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự
“CIO toàn quyền lên kế hoạch rồi tự triển khai chiến lược CNTT, thì CEO còn giữ vai trò gì trong công ty?”. Hạnh Nguyễn, một khán giả yêu thích chương trình CEO - Chìa khóa thành công đã phải thốt lên như vậy sau khi theo dõi chương trình phát sóng tuần vừa qua với chủ đề “Doanh nghiệp 4.0 - Quản trị chiến lược IT: CEO hay CIO”.
![]() |
Doanh nhân Nguyễn Đình Hùng lắng nghe tư vấn từ 2 chuyên gia. |
Trong vài năm trở lại đây, khi nền kinh tế có ứng dụng mạnh mẽ CNTT, chức danh CIO trở nên phổ biến hơn tại các doanh nghiệp hoặc tập đoàn Việt Nam. Không chỉ là người phụ trách thông tin, xử lý đơn thuần về mặt kỹ thuật, CIO còn chịu trách nhiệm với các chiến lược phát triển về CNTT, đề ra các nguyên tắc và đề án nghiên cứu và phát triển CNTT, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thông qua cơ sở dữ liệu...
Chính vì lẽ đó, Chương trình CEO - Chìa khóa thành công số vừa qua đã đặt ra một tình huống khá thú vị cho người chơi là doanh nhân Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn EDX.
Câu chuyện diễn ra tại Ninh Khang - một doanh nghiệp đã có 16 năm trong ngành sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng. Gần đây, Ninh Khang đã áp dụng CNTT để tối ưu hóa các hoạt động và nghiệp vụ như kênh bán hàng online, quản lý chuỗi cung ứng, tự động hóa quy trình báo cáo, hệ thống quản lý khách hàng…
Do CEO hạn chế kiến thức về CNTT, nên đã giao phó toàn bộ phần CNTT cho CIO. Theo đó, CIO được chủ động giải quyết mọi vấn đề và đề xuất các phương án đầu tư mới về CNTT lên thẳng HĐQT, mà không cần thông qua CEO.
Nhưng mới đây, Ninh Khang mời về một CEO mới là người đã có kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh.
CEO mới đã nhìn ra sự bất cập và nhập nhằng giữa quyền hạn và chức năng của CIO hiện tại. Việc CIO tự lên kế hoạch, đề xuất kinh phí, giám sát và triển khai dự án CNTT khiến việc kiểm soát tài chính không rõ ràng, các phòng ban có nhu cầu đầu tư, đổi mới luôn phải đề xuất, “xin xỏ” CIO. Vì thế, CEO đã đề xuất với HĐQT bỏ chức danh CIO, thay bằng chức vụ trưởng phòng CNTT. Mọi quyết định về CNTT về sau sẽ trình lên CEO, CEO sẽ xem xét và chịu trách nhiệm đề xuất lên HĐQT.
Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối của các cổ đông, khi họ cho rằng, CNTT là một lĩnh vực chuyên biệt và phức tạp, cần một giám đốc am hiểu tường tận để chuyên trách và CEO không thể thay thế.
Bảo vệ quan điểm của mình, CEO lập luận, CIO có thể xây dựng chiến lược và đưa ra những kế hoạch đầu tư CNTT, nhưng lại khó đảm bảo được sự gắn kết giữa chiến lược, kế hoạch CNTT với chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
“Nếu việc đầu tư CNTT không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm, thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước HĐQT?”, CEO chất vấn.
Các cổ đông vẫn không đồng tình với lập luận trên và phản bác rằng, thay đổi này sẽ gây xáo động bộ máy, làm phát sinh phức tạp về nhân sự...
Trên Fanpage của Chương trình, bên cạnh những ý kiến đồng tình với CEO, cũng có không ít khán giả cho rằng, nếu như mô hình hoạt động hiện tại đang tốt thì không nên thay đổi. Bạn Linh Minh gợi ý: “Nếu việc đầu tư CNTT không đạt hiệu quả, thì CIO không thể chịu toàn bộ trách nhiệm trước HĐQT”.
Vậy đâu là phương án phù hợp nhất cho Ninh Khang? CEO Nguyễn Đình Hùng đã mời 2 vị chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này là ông Đỗ Danh Thanh, Giám đốc Bộ phận Tư vấn công nghệ Công ty PwC Consulting Việt Nam và ông Robert Trần, Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, để tìm lời ra phương án thỏa đáng. Chắc chắn, đây cũng sẽ là những gợi ý hay cho doanh nghiệp.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/
ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEO - Chìa khóa thành công của Youtube.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của Thời trang OWEN, PwC Việt Nam, Trung ương Hội các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam (VCCI).
-
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada -
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Việt Nam xuất khẩu gần 30 triệu tấn xi măng và clinker -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng
-
1 Quảng Nam đề xuất Thủ tướng phê duyệt Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Sân bay Chu Lai
-
2 Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân chờ tái sinh
-
3 Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên
-
4 Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/2
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service