Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ II
Phú Khởi - 28/08/2015 22:04
 
Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực phía Nam (chưa tính TP.HCM) thực hiện hơn 2,2 triệu tỷ đồng, vượt 8,53% kế hoạch và tăng bình quân 11,38% so với năm 2013.
TIN LIÊN QUAN

Báo cáo của Bộ Công thương tại Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ II vừa diễn ra tại TP.Cần Thơ vào sáng ngày 28/8 cho biết, năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực phía Nam (chưa tính thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện hơn 2,2 triệu tỷ đồng, vượt 8,53% kế hoạch và tăng bình quân 11,38% so với năm 2013. trong 7 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực phía Nam thực hiện 1 triệu tỷ đồng, đạt 53,2 % kế hoạch và tăng 6,61% so với cùng kỳ.

Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của cả khu vực phía Nam đạt 1, 6 triệu tỷ đồng; tăng 11,8% so với năm 2013, cao hơn tốc độ tăng bình quân cả nước (10,6%); chiếm tỷ trọng 54,32% so với cả nước.

.
Năm 2014, xuất siêu của các địa phương phía Nam (chưa tính TP.HCM) đạt 5,5 tỷ USD, cao hơn mức xuất siêu của cả nước khoảng 2 tỷ USD

 

7 tháng đầu năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực phía Nam đạt gần 1 triệu tỷ đồng; tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014,; chiếm tỷ trọng 50,39% so với cả nước; đạt 53,11% so với kế hoạch năm.

Năm 2014, xuất siêu của cả vùng là 5,5 tỷ USD, cao hơn mức xuất siêu của cả nước khoảng 2 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2015: xuất siêu của cả vùng gần 4 tỷ USD.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá, trong điều kiện kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng các tỉnh thành phía Nam vẫn duy trì được tốc đột tăng trưởng cao là một nỗ lực đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt khó khăn hạn chế cần khắc phục như:

Phát triển công nghiệp chưa thật sự bền vững, sức cạnh tranh của các sản phẩm nhìn chung còn thấp. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới về công nghệ sản xuất, nhưng vẫn chưa bắt kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới;Tiến độ đầu tư hạ tầng các Khu, Cụm Công nghiệp còn chậm, thu hút đầu tư mới còn nhiều khó khăn, nhiều nhà đầu tư do yếu về năng lực chậm triển khai dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ lấp đầy các Khu, cụm Công nghiệp.

Về sản xuất, tiêu thụ nông sản, người nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo hàng năm; Tình hình tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn, nông dân vẫn gặp tình trạng ép giá của các thương lái do vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến phát triển chưa theo quy hoạch, mà còn manh mún, nhỏ lẻ và thiếu tính bền vững; sự hợp tác, gắn kết giữa người nông dân sản xuất, doanh nghiệp và cơ sở chế biến chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế ràng buộc.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng đánh giá cao nỗ lực vượt khó của các địa phương trong khu vực, đồng thời cũng ghi nhận các ý kiến kiến nghị từ các địa phương, xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền như hỗ trợ vốn ngân sách đầu tư hạ tầng Khu, Cụm công nghiệp, thành lập trung tâm phát triển Cụm công nghiệp, điều chỉnh thời gian quy định lấp đầy Cụm công nghiệp...Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ ngành hữu quan để trình Chính phủ xem xét.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư