
-
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam
-
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô
-
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026 -
Samsung cùng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
![]() |
Thế giới cần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong thời gian nhanh nhất có thể. Ảnh: AFP/TTXVN |
Lãnh đạo các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã hối thúc các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đưa ra kế hoạch hành động thực sự để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021.
Theo Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, các quốc gia nằm ở vùng trũng thấp trong Thái Bình Dương đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng Trái Đất nóng lên, do vậy họ cần phải tham dự những cuộc đàm phán này.
Ông Bainimarama cho biết thêm vì lợi ích riêng và lợi ích của nhân loại, các quốc đảo nhỏ đang phát triển sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp nằm trong quyền hạn đạo đức để chống lại những nước có lượng phát thải lớn vốn không muốn tham dự COP26.
Hội nghị COP26 sắp tới tại Glasgow dự kiến sẽ quy tụ các đại diện đến từ 196 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU).
Theo Thủ tướng Fiji, hội nghị này phải đạt được các cam kết mạnh mẽ để nhanh chóng đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra ở Paris là hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Nhà lãnh đạo Fiji cũng cho hay, thế giới cần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong thời gian nhanh nhất có thể.
Hậu quả của việc không hành động chống biến đổi khí hậu là vô cùng nghiêm trọng.
Thể giới sẽ bị mất toàn bộ các hòn đảo, cũng như các dải bờ biển rộng lớn từ thành phố Lagos, Nigeria đến thành phố Venice, Italy, thành phố Miami (Mỹ) và dải bờ biển của Bangladesh.
Không chỉ dừng lại ở đó, biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến tình trạng di cư ồ ạt, cháy rừng ở những vùng khô cằn và tình trạng mất đa dạng sinh học.
Cũng về vấn đề trên, Tổng thống quốc đảo Marshall David Kabua cho biết rất khó để những người không ở tuyến đầu trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu có thể hiểu được khí hậu đang biến đổi nhanh chóng như thế nào và không thể tránh khỏi ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, theo Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mata'afa, biến đổi khí hậu là mối nguy lớn nhất mà quốc đảo này đang phải đối mặt./.

-
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam
-
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô
-
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026 -
Samsung cùng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -
Danh mục phân loại xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh hiệu quả -
Hồ Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào 16h00 ngày 9/7 -
Việt Nam hành động kiểm soát ô nhiễm không khí giai đoạn 2025-2030 -
Phát huy thế mạnh của các chi hội nông dân trong nông nghiệp Thủ đô -
Thẩm quyền mới của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực môi trường
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng