-
Phát triển trung tâm tài chính cần khung pháp lý rõ ràng, chính sách hấp dẫn doanh nghiệp -
Nhân lực và hạ tầng - yếu tố then chốt để hình thành, phát triển trung tâm tài chính -
Trung tâm tài chính sẽ đưa Việt Nam lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu -
Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Khai trương Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 -
Sau sáp nhập, Đà Nẵng còn lại 3 Ban quản lý dự án
Theo chương trình dự kiến, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 9, khoá XII sẽ khai mạc trong sáng nay, 25/12 và họp đến ngày 27/12.
Trong 3 ngày làm việc, Trung ương sẽ xem xét tờ trình Quy hoạch Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026; lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nội dung quan trọng khác.
Đại biểu tham dự Hội nghị Trung ương Đảng. Ảnh: TTX.
Về quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khoá mới, công việc này đã được tiến hành trước đó với bốn bước từ cơ sở theo kế hoạch của Bộ Chính trị.
Bước đầu tiên là tập thể lãnh đạo (ở địa phương là Ban Thường vụ, ở các Bộ ngành là Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng) tiến hành rà soát, đánh giá từng trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo hướng dẫn và thông qua danh sách dự kiến những người được giới thiệu quy hoạch.
Ở các bước tiếp theo, hội nghị cán bộ chủ chốt, tập thể lãnh đạo và mở rộng sẽ lần lượt góp ý, bỏ phiếu kín... để chốt danh sách.
Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, một trong những điểm mới của quy trình lần này so với trước đây là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trực tiếp của các cấp uỷ, tổ chức Đảng và người đứng đầu các cấp trong việc xem xét, phát hiện, giới thiệu nhân sự của địa phương, cơ quan, đơn vị mình vào quy hoạch cấp chiến lược.
Ba độ tuổi được quy hoạch là dưới 55, dưới 50 và dưới 45. Trong đó với độ tuổi dưới 55, người được xem xét đưa vào quy hoạch là bí thư, phó bí thư các tỉnh, thành, thứ trưởng và tương đương... Còn nhân sự dưới 50 tuổi thì chức vụ hiện hành có thể thấp hơn so với nhóm trên, cụ thể như Bí thư huyện ủy, giám đốc sở, ngành và tương đương, thường trực HĐND, thường trực UBND...
Nhóm dưới 45 tuổi thì không yêu cầu phải giữ chức vụ hiện hành như hai nhóm trên, nhưng cũng phải nằm trong diện được giới thiệu, quy hoạch vào các chức danh do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (phó bí thư tỉnh ủy, thứ trưởng và tương đương). Đây là diện cán bộ tạo nguồn cho các khóa tiếp theo, có thể tham gia làm nhân sự dự khuyết Trung ương.
Sau quy trình 4 bước nêu trên, khâu quan trọng nhất sẽ được thực hiện ở Trung ương với quy trình gồm 5 bước. Đầu tiên, tổ giúp việc của Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tổng hợp nhân sự giới thiệu của địa phương, bộ, ban ngành; phân tích xem đã đúng đối tượng hay chưa, có đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí không?.
Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo sẽ tiến hành các bước thẩm định, khám sức khoẻ nhân sự được giới thiệu theo quy định của Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương; lấy ý kiến thẩm định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra Đảng.
Sau khi tổng hợp, bước thứ hai là báo cáo Bộ Chính trị xem xét rồi mới trình Trung ương. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các đại biểu sẽ nghiên cứu tờ trình và các văn bản liên quan và giới thiệu bằng phiếu. Đây là phiếu giới thiệu, không phải phiếu bầu cử, tỷ lệ tính trên tổng số người có mặt. Uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết đều được quyền giới thiệu.
Trên cơ sở giới thiệu này, Ban chỉ đạo tiếp tục tổng hợp lại và báo cáo Bộ Chính trị tiến hành phê duyệt. Sau bước này, các nhân sự giới thiệu chính thức được coi là nằm trong quy hoạch vào Ban chấp hành Trung ương lần đầu.
Về lấy phiếu tín nhiệm, theo quy định thì việc này được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).
Trên phiếu sẽ ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Hai nhóm nội dung lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ chuẩn bị phiếu tín nhiệm; trên phiếu có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban kiểm phiếu.
Việc lấy phiếu tín nhiệm do Bộ Chính trị chủ trì. Sau khi các Ủy viên Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu sẽ làm việc và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.
-
Phát triển trung tâm tài chính cần khung pháp lý rõ ràng, chính sách hấp dẫn doanh nghiệp -
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cần hướng đi đúng cho Trung tâm tài chính Việt Nam -
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 -
Nhân lực và hạ tầng - yếu tố then chốt để hình thành, phát triển trung tâm tài chính
-
Trung tâm tài chính sẽ đưa Việt Nam lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu -
Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Khai trương Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 -
Sau sáp nhập, Đà Nẵng còn lại 3 Ban quản lý dự án -
Ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan -
Bến Tre phát huy “Đồng khởi mới” nhân kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ