
-
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp
-
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn”
-
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế
-
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính -
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn
Trước thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều lưu vực sông trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang triển khai Đề án thí điểm phục hồi các dòng sông, nhằm cụ thể hóa Kế hoạch 746 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
Đề án không chỉ là một giải pháp cấp bách, mà còn là nền móng cho một cơ chế quản lý lưu vực sông tổng hợp, liên vùng, liên ngành và bền vững.
![]() |
Ảnh: Minh họa. |
Theo ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Đề án được thiết kế như một chương trình tổng thể, với mục tiêu chính là phục hồi chất lượng nguồn nước thông qua việc đánh giá hiện trạng sử dụng nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, thu gom, xử lý nước thải triệt để, đồng thời đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình phù hợp với từng vùng miền.
Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là rà soát và kiểm tra nghiêm ngặt các nguồn thải từ tổ chức, cá nhân; nâng cấp hệ thống quan trắc chất lượng nước để giám sát liên tục và kịp thời phát hiện vi phạm.
Đáng chú ý, Đề án cũng yêu cầu điều chỉnh vận hành các công trình thủy lợi, vốn trước đây được thiết kế theo mục tiêu đơn lẻ theo hướng đa mục tiêu, trong đó có việc duy trì dòng chảy tối thiểu để bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái.
Đặc biệt, Đề án hướng tới việc xây dựng mô hình quản lý lưu vực sông với cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành, được áp dụng thí điểm tại một số địa phương trước khi nhân rộng.
Cùng với đó là các giải pháp đầu tư vào hệ thống thu gom, xử lý rác thải, công trình điều tiết dòng chảy, nhất là tại khu vực đô thị nơi lưu lượng nước đang suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, để Đề án được triển khai hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đóng vai trò nòng cốt trong kiểm soát nguồn thải và giám sát chất lượng nước; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm điều chỉnh cơ chế chính sách và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư hệ thống xử lý nước thải; Bộ Công thương kiểm soát hoạt động sản xuất công nghiệp và yêu cầu các khu công nghiệp đầu tư hệ thống xử lý môi trường; Bộ Tài chính đảm bảo nguồn lực tài chính; trong khi Bộ Công an điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp được kỳ vọng là đối tác đồng hành quan trọng. Ông Hiếu cho biết, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư công nghệ xử lý nước thải, thiết bị tiết kiệm nước và tham gia các hoạt động cải tạo dòng chảy. Đề án khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của khối doanh nghiệp như một thành phần không thể thiếu trong quá trình bảo vệ và phục hồi các dòng sông.
Tại Tọa đàm “Giải pháp hồi sinh các dòng sông chết” do Báo Tiền Phong phối hợp với Văn phòng UBND TP.Hà Nội vừa tổ chức, đại diện các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đã chia sẻ những khó khăn và thách thức cụ thể.
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ông Trần Đăng Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, địa phương đã triển khai công tác quan trắc chất lượng nước nhiều năm qua, trong đó có sông Bắc Hưng Hải. Kết quả cho thấy có sự cải thiện khi tỷ lệ nước đạt chất lượng tốt và trung bình tăng, mức kém giảm.
Tuy nhiên, khoảng 65% lượng nước thải trên địa bàn vẫn chưa được xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường. Hệ thống xử lý còn thiếu đồng bộ, cần nguồn vốn lớn và dài hạn. Thậm chí, sông Bắc Hưng Hải đã từng rơi vào tình trạng cạn dòng, buộc tỉnh phải bổ cập nước cưỡng bức, giải pháp mang tính tình thế.
Theo ông Anh, muốn hồi sinh bền vững, cần có phương án điều tiết nước mang tính liên tỉnh, với sự phối hợp từ thượng nguồn đến hạ lưu.
Tại Ninh Bình, ông Lê Hùng Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các con sông chảy qua địa bàn, đặc biệt là sông Nhuệ, nơi các chỉ số ô nhiễm như COD, BOD thường xuyên vượt ngưỡng, nhất là vào mùa khô hạn.
Là tỉnh hạ lưu, Ninh Bình phải tiếp nhận lượng nước thải từ các tỉnh phía trên, trong khi khả năng kiểm soát tại chỗ hạn chế. Việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề và cụm công nghiệp nhỏ chưa được đầu tư đầy đủ khiến tình hình thêm trầm trọng.
Ông Thắng kiến nghị cần tái lập Ủy ban lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhằm thiết lập cơ chế điều phối liên vùng, chia sẻ dữ liệu và giải quyết ô nhiễm xuyên địa giới hành chính.
Trước các phản ánh trên, ông Nguyễn Hồng Hiếu nhấn mạnh vai trò của cơ chế quản lý lưu vực sông được quy định trong Luật Tài nguyên nước 2023 và Nghị định 53/2023/NĐ-CP. Đây là nền tảng pháp lý để triển khai tư duy quản lý tổng hợp, liên kết vùng, đặc biệt tại các con sông liên tỉnh như Bắc Hưng Hải, nơi cần có kế hoạch điều tiết và bảo vệ nguồn nước một cách đồng bộ.
Ngoài vấn đề quản lý liên vùng, bài toán về hạ tầng thoát nước tại các đô thị lớn như Hà Nội cũng rất cấp bách. Ông Trịnh Ngọc Sơn, Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội chia sẻ rằng, hệ thống cống thoát nước tại Hà Nội là loại hỗn hợp, gom cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, nên rất dễ tắc nghẽn nếu không được duy tu thường xuyên. Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải trực liên tục để đảm bảo dòng chảy thông suốt, nhất là khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động.
Ông Sơn cũng cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu với những đợt nắng gắt xen kẽ mưa cực đoan có thể khiến hệ thống thoát nước trở nên quá tải nếu không được bảo dưỡng kỹ càng. “Sức khỏe của hệ thống thoát nước chính là sức khỏe của môi trường sống đô thị”, ông Sơn nói.
Thiết nghĩ, từ Bắc Hưng Hải đến sông Tô Lịch, từ đồng bằng đến trung tâm đô thị, các dòng sông đang phát đi lời kêu cứu. Đáp lại, đã có những nỗ lực rõ rệt từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và lực lượng chuyên môn.
Tuy nhiên, để thực sự “hồi sinh” các dòng sông, cần một hệ sinh thái chính sách đa tầng, từ tư duy liên ngành, đầu tư hạ tầng xử lý, điều tiết dòng chảy đến ứng dụng công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng. Mỗi mắt xích, từ nhà quản lý đến công nhân vệ sinh cống rãnh đều có vai trò trong hành trình đầy thách thức nhưng vô cùng cần thiết này.
“Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể từng bước làm sống lại những dòng sông đang bị tổn thương nghiêm trọng, trả lại sức sống cho nguồn nước và sinh kế bền vững cho người dân”, ông Nguyễn Hồng Hiếu khẳng định.
-
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp
-
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn”
-
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế
-
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính
-
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ -
Biến khí thải thành “vàng xanh” -
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn -
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường -
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam -
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô -
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp