
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
![]() |
Thông qua đề án hỗ trợ khởi nghiệp, Hà Nội kỳ vọng có thể trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dẫn đầu cả nước. |
Đề án này được thành lập theo Quyết định số 4889/QĐ-UBND nhằm tạo cơ sở về cơ chế, chính sách đột phá nhằm hỗ trợ, phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.
Một trong những mục tiêu chính của đề án là kết nối các thành phần của hệ sinh thái để hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thành phố với vai trò kết nối các nguồn lực trong nước, quốc tế, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và dẫn dắt hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.
Theo đó, đề án sẽ hỗ trợ hình thành 3 - 5 vườn ươm doanh nghiệp hoặc không gian khởi nghiệp chung, để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, đề án sẽ hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm và ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng....
Các đối tượng được hưởng lợi từ đề án sẽ là các dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, sáng tạo thuộc các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; các tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội (vườn ươm doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc kinh doanh, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo) cùng các quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhấn mạnh, để nhận được hỗ trợ từ đề án, người đứng đầu tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; ít nhất 1 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và đã đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất 1 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
Nếu được lựa chọn, các dự án khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ tài chính và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; kiến tạo môi trường để thu hút đầu tư, khai thác tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đặc biệt lưu ý, ngoài hỗ trợ tài chính, để có điều kiện phát triển, TP. Hà Nội nên hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm khởi nghiệp.
"Isarel đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu chà là một vùng phải trả tiền sử dụng sản phẩm đo lượng đường trong quả chà là, một ý tưởng khởi nghiệp của một nhóm sinh viên. Kết quả này khiến sau 1 năm, nhóm khởi nghiệp trên đã có thể gọi vốn được 1 triệu USD. Đây có thể là cách thức hay mà Hà Nội có thể tham khảo", ông Quất nói.
Tuy nhiên, ông Quất cho rằng, chỉ những dự án khởi nghiệp có tính khả thi mới nên được hỗ trợ và sau 6 tháng nếu KPI của dự án đó không tốt thì nên rút vốn tài chính hỗ trợ.
Ông Quất cũng lưu ý tới việc vận hành và quản lý các dự án khởi nghiệp nên để khối tư nhân làm và khối nhà nước chỉ nên hỗ trợ, chia sẻ đồng hành với dự án, không tính tới lợi nhuận vì nếu góp vốn theo kiểu cổ phần sẽ làm méo mó thị trường khởi nghiệp.
Việc ra đời đề án này cũng được đánh giá là một trong những bước đi khả quan của TP. Hà Nội, vì Hà Nội bình quân cứ khoảng 35 người có 1 doanh nghiệp, cao gấp 3,8 lần mức bình quân chung cả nước là 138 người dân/1 doanh nghiệp.
Tính đến 26/10/2019, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn TP. Hà Nội đạt khoảng trên 275.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97%). Số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm từ 9% -13%/năm.
Riêng 10 tháng năm 2019, TP. Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho trên 22.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 266.295 tỷ đồng (tăng 9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 28% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước).

-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô