
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Được biết, trước khi người Việt mở những tiệm làm móng trên đất Mỹ, hầu hết phụ nữ không có khả năng trả 50 USD (vào những năm 1970) cho việc làm móng. Nhưng tại các tiệm làm móng của người Việt ở bất cứ nơi nào, giá cũng chỉ khoảng 10 – 20 USD.
Trên thực tế, nguồn gốc của việc có nhiều tiệm làm móng của người Việt trên đất Mỹ thú vị hơn nhiều so với những giả định nghề làm móng là nghề truyền thống của Việt Nam hay làm móng là một năng khiếu bẩm sinh của người Việt.
Thực ra, nghề làm móng bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt Nam, một nữ diễn viên Hollywood và 20 người Việt tị nạn trên đất Mỹ.
Theo Next Shark, nữ diễn viên Tippi Hedren, nổi tiếng với bộ phim The Birds của Alfred Hitchcock và chiến dịch cứu hộ mèo của cô, đã thăm một trại cho người Việt tị nạn ở Bắc California cách đây 40 năm.
Hedren đã chia sẻ với BBC News: “Chúng tôi cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ cho họ. Tôi đã mang đến các thợ may và những người đánh máy để giúp họ học được nghề gì đó”.
Nhưng có một điều thu hút sự chú ý của 20 phụ nữ Việt tị nạn ở làng Hope là móng tay của cô nữ diễn viên này. Biết được điều đó, Hedren đã cử nhân viên làm móng của riêng cô đến trại tị nạn để dạy 20 người Việt này cách làm móng tại một trường học làm đẹp địa phương. Sau khi tốt nghiệp các khóa học, cô còn đảm bảo rằng tất cả những người phụ nữ tị nạn này tìm được việc trên khắp Nam California.
“Tôi yêu quý những phụ nữ này nhiều đến nỗi tôi muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho họ sau khi họ đã mất tất cả mọi thứ. Một số người đã mất cả gia đình và mọi thứ họ có ở Việt Nam, nhà cửa, công việc, bạn bè của họ đều biến mất. Thậm chí có thể họ còn mất cả quê hương của mình”, Hedren nói.
Hiện nay, ngành công nghiệp làm móng của Mỹ trị giá khoảng 8 tỷ USD và hơn 50% tiệm làm móng ở Mỹ thuộc sở hữu của người Mỹ gốc Việt. Con số này thực sự không tệ đối với khởi đầu là một nhóm người tị nạn đến đất Mỹ với hai bàn tay trắng.

-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025