
-
Chặt vòi bạch tuộc hàng giả bằng "con dao" truy xuất nguồn gốc sản phẩm
-
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G
-
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20% -
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
![]() | ||
Từ 1/4, đầu thu và tivi phải dán Biểu trưng số hóa truyền hình. |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền Việt Nam cũng cho biết về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi công nghệ.
Theo đó, ngoài việc tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp mua và sản xuất các loại TV có khả năng thu phát tín hiệu truyền hình số, Nhà nước cũng có kế hoạch hỗ trợ cho các hộ nghèo và cận nghèo mua thiết bị Set-top Box thu tín hiệu truyền hình số bằng tiền trích từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích khoảng 1.710 tỷ đồng.
Hiện cả nước vẫn còn khoảng 8,5 triệu hộ dùng truyền hình analog, chủ yếu tập trung ở nông thôn, miền núi. Khi chuyển sang truyền hình số mặt đất, 8,5 triệu tivi analog hiện nay sẽ không thể thu hình được và sẽ phải trang bị thêm đầu thu số mặt đất nếu muốn xem truyền hình.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 1/4/2014, tất cả tivi và đầu thu truyền hình kỹ thuật số theo chuẩn DVB-T2, mã hóa hình ảnh theo chuẩn MPEG4 sẽ phải dán nhãn hàng hóa, đồng thời phải công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy, gắn kèm logo biểu trưng số hóa truyền hình (ảnh) lên các sản phẩm thu, phát truyền hình kỹ thuật số trước khi đưa vào lưu thông tại Việt Nam.
Mục đích của việc dán nhãn hàng hóa, gắn dấu hợp quy và logo biểu trưng số hóa truyền hình lên sản phẩm để người dân khi mua tivi hay đầu thu kỹ thuật số dễ dàng nhận biết đó là sản phẩm đã được tích hợp tính năng kỹ thuật đúng theo quy định trong Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ.
Theo Đề án số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình mặt đất tới năm 2020, toàn quốc sẽ chuyển từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất. Theo đó, đến năm 2015, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng sẽ phải chuyển từ truyền hình analog (bắt sóng truyền hình bằng ăng ten-PV) sang truyền hình số mặt đất hoàn toàn và sau đó là các địa phương còn lại.
Cục Tần số - Vô tuyến điện (Bộ Thông tin & Truyền thông) cho biết, việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ giúp chuyền tải chương trình truyền hình với chất lượng cao hơn, thu được các chương trình chuẩn HD (độ phân giải cao) và 3D (không gian ba chiều). Việc số hóa cũng giúp sử dụng hiệu quả băng tần. Với truyền hình analog hiện nay, một kênh tần số chỉ phát được một chương trình truyền hình. Nếu dùng truyền hình số mặt đất theo công nghệ DVB-T2 (công nghệ dự kiến được sử dụng khi Việt Nam chuyển sang truyền hình số), một kênh tần số có thể phát được 20 chương trình.
Kỳ Thành

-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc -
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước -
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20% -
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City